Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?

HT
11/08/2021 - 08:50
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn phản ánh chức năng sinh lý bình thường. Nhưng khi bước sang tuổi trung niên, phụ nữ phải đối mặt với dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là biểu hiện thường gặp khi phụ nữ bước sang tuổi 45. Dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm hơn ở những người có cơ địa đặc biệt, lối sống, sinh hoạt không lành mạnh hoặc mắc các bệnh phụ khoa. Vậy cụ thể rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Có biểu hiện như thế nào?

1. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường dao động từ 21 - 35 ngày và phổ biến nhất là từ 28 - 32 ngày. Phụ nữ tuổi trung niên thường phải đối diện với sự bất ổn về thời gian của một vòng kinh hoặc lượng máu kinh tiết ra bất thường. Đó chính là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài (trên 35 ngày) hoặc quá ngắn (trên 22 ngày). Mỗi chu kỳ kinh nguyệt ra máu nhiều trên 80ml hoặc ít hơn 30ml. Số ngày hành kinh dài trên 7 ngày hoặc ngắn dưới 2 ngày. Xuất hiện dấu hiệu chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt. Máu có màu đen hoặc hồng, lỏng như nước hoặc có lẫn máu đông.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải các dấu hiệu khác như: Đau bụng kinh dữ dội kèm theo tụt huyết áp, táo bón, căng thẳng,...

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? - Ảnh 1.

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh - Ảnh: Internet


2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Tuyến yên và nội tiết có vai trò quyết định sự cân bằng của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi phụ bước sang tuổi 45 thì trục nội tiết vùng dưới đồi đến tuyến yên và buồng trứng bắt đầu suy thoái dẫn đến nội tiết bị mất cân bằng gây ra biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Khi chức năng buồng trứng bị suy giảm dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Hormone estrogen giảm dần gây ảnh hưởng đến chức năng của hoàng thể. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt thưa dần, lượng máu mỗi chu kỳ ít hơn hoặc nhiều hơn. Kèm theo đó là các dấu hiệu đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, tăng cân, khô hạn âm đạo,... Một số trường hợp sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc vài tháng sẽ bất ngờ bị trở lại.

Bên cạnh đó, sự thay đổi cảm xúc do stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Sang chấn tâm lý tuổi trung niên khiến chị em bị mất kinh đột ngột hoặc đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cũng xảy ra sớm hơn ở những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc lạm dụng kháng sinh khi còn trẻ. Ăn kiêng quá mức hoặc mắc các bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? - Ảnh 2.

Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh - Ảnh: Internet

3. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là vấn đề sinh lý bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm, sinh lý của chị em phụ nữ.

Cụ thể, nó gây ra những bất tiện trong sinh hoạt do đau bụng kinh dữ dội, rong kinh dài ngày khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. Đồng thời, nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung và vùng chậu.

Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt còn là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện khác như khó ngủ, bốc hỏa ban đêm, lão hoá, da, béo phì, suy giảm sức đề kháng, ốm đau, bệnh tật, dễ lo lắng, bất an, stress, cáu bẳn,...

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh còn gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Lượng hormone estrogen giảm mạnh trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến âm đạo khô khan gây đau rát khi quan hệ vợ chồng, từ đó giảm ham muốn tình dục dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã ảnh hưởng đến nền tảng gia đình.

4. Cách khắc phục

Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định là mong ước của chị em phụ nữ tuổi trung niên. Do đó, để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, chị em không nên bỏ qua những kiến thức dưới đây.

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Cụ thể, một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp phòng tránh thừa cân, béo phì (nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn chu kỳ rụng trứng khiến kinh nguyệt xuất hiện bất thường). Đồng thời nó có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng khác trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Bên cạnh việc duy trì các nhóm dinh dưỡng cần thiết bạn cần bổ sung thêm thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi. Thực phẩm giàu vitamin A, C, E như cà rốt, cà chua, trái cây họ cam quýt, trứng gà và các loại rau có màu xanh đậm.

Hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên ra nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều gia vị nhất là đường và muối. Nên chế biến món ăn thanh đạm, tối giảm gia vị để dễ tiêu hoá, ngăn chặn tích lũy mỡ thừa. Ăn no vừa phải để dạ dày hoạt động tốt hơn.

4.2. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Khối xương của phụ nữ bị mất đi nhanh chóng khi bước sang tuổi 35. Điều này không chỉ gây ra các bệnh lý như loãng xương, cơ thể trì trệ, chậm chạp mà còn khiến nội tiết tố bất thường gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tập thể dục thể thao đều đặn, mỗi ngày giúp cân bằng nội tiết tố hiệu quả, đồng thời giúp phái đẹp có cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai, giảm xưng viêm, cải thiện giấc ngủ,...

Bên cạnh đó các hoạt động thể thao còn giúp cơ thể sản sinh testosterone, endorphins,...có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời đào thải glucose bảo vệ phái đẹp khỏi các rối loạn tâm lý tuổi trung niên, ngăn ngừa béo phì, tránh khỏi hiện tượng máu đông khi đến kỳ kinh nguyệt.

Tập Erobic, Yoga, đi bộ,...30 phút mỗi ngày trước 7 giờ sáng giúp giảm triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hiệu quả.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? - Ảnh 3.

Tập thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh trong thời kỳ tiền mãn kinh - Ảnh: Internet

4.3. Hạn chế stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng gây rối loạn kinh nguyệt. Do đó bạn cần xây dựng lối sống khoa học, đồng thời giữ cho tâm lý luôn thoải mái, lạc quan.

Một số phương pháp giúp bạn cần bằng tâm lý là làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

Trong trường hợp bị giảm chức năng sinh lý, chị em nên sử dụng gel bôi trơn để kích thích ham muốn tình dục. Chia sẻ những áp lực với chồng, bạn bè, người thân,...Bởi gia đình hạnh phúc là điểm tựa vững chắc cho tinh thần phái đẹp luôn vui tươi, thoải mái, lạc quan mỗi ngày.

Để có biện pháp hạn chế rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hiệu quả, chị em nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Đồng thời xây dựng một lối sống lành mạnh ngay khi còn trẻ để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm