pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sai lầm của lối sống tối giản mà nhiều người hay mắc phải
Mục đích của việc sống tối giản là tìm thấy phiên bản tốt hơn của bản thân. Buông bỏ một số thứ trong cuộc sống giúp ta đỡ băn khoăn trong những lựa chọn.
Trên thực tế, chỉ khi thực hiện quá trình cắt giảm trong cuộc sống thì chúng ta mới có thể bồi dưỡng tâm hồn, vứt bỏ những thứ vô giá trị. Nhờ đó ta có đủ thời gian và sức lực để tập trung vào thứ bản thân cho là thú vị, không lạc lối giữa lòng tham lam.
Mỹ phẩm chăm sóc da, tranh thủ mua trong những đợt giảm giá lớn của năm. Chú ý vấn đề ăn vặt vì khoản này thường xuyên vượt tầm kiểm soát, đặc biệt là đối với nữ giới. Quần áo, chỉ mua khi cần thiết.
Cũng giống như việc ở thành phố quanh năm nóng nực thì việc mua áo khoác dài và khăn quàng cổ là chuyện thật sự không cần thiết.
Đương nhiên bạn vẫn có thể mua vì sở thích và sự chuẩn bị cho tương lai (du lịch, công tác…), nhưng hành vi trong trường hợp này không được xem là tối giản.
Mua thực phẩm đủ dùng, tốt nhất mua cho cả một tuần. Cố gắng nấu cơm mang theo đi làm, hạn chế đặt đồ ăn online. Thanh lọc các mối quan hệ và tâm lý vững vàng trước những bữa tiệc không cần thiết.
Mua sắm thì ai mà chẳng thích nhưng vứt bỏ cũng là một loại năng lực. Mọi sự tồn tại đều có ý nghĩa của nó. Đến khi không còn tìm thấy một thứ có ý nghĩa thì nên suy nghĩ đến chuyện buông bỏ.
Nhiều người đã có nhiều cách hiểu sai trong lối sống tối giản:
1. Tối giản là nghèo?
Một số người lựa chọn sống tối giản vì kinh tế eo hẹp, thắt chặt chi tiêu. Điều này hoàn toàn đúng vì tối giản giúp bạn tiết kiệm rất nhiều. Nhưng tối giản ở đây không chỉ được thể hiện trên vấn đề tiệc bạc, mà còn ở thế giới nội tâm.
Biết cách quản lý kỳ vọng, buông bỏ phiền não từ các mối quan hệ xã hội, làm thế giới tâm hồn được tinh tươm hơn… Hơn hết, bạn bắt đầu cảm nhận được sự thỏa mãn ngay cả khi bản thân không sở hữu quá nhiều như trước. Không còn động gì cũng mua như trước mà chi tiêu hợp lý và có kế hoạch hơn.
2. Tối giản như vị sư khổ hạnh?
Nhiều người cho rằng sống tối giản là bỏ sạch ham muốn vật chất, trong nhà trống hoác, cuộc sống bị bí bách đến tội nghiệp. Song, thực tế không phải vậy. Đồ đạc ít nhưng chất lượng, cuộc sống giản đơn nhưng lý tưởng cảng giúp chúng ta có thêm nhiều hạnh phúc.
Vứt bỏ nhưng luôn đảm bảo tiền đề không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đồ đạc ít, tiết kiệm tiền bạc lẫn thời gian, nhờ đó nghỉ ngơi đủ đầy hơn, làm nhiều chuyện mình thích.
3. Tối giản là vứt bỏ mọi thứ?
Nên nhớ rằng bản chất của tối giản không phải vứt đồ. Mà là trong quá trình này, chúng ta nhận thức được bản thân muốn gì và thích gì. Vứt đi những thứ không cần thiết.
Quan hệ vô giá trị, đồ dùng không sử dụng thường xuyên nhưng chiếm dụng không gian… đều là những thứ nên dứt khoát buông bỏ mà không cần hối tiếc. Điều cốt lõi là chúng ta không còn sống trong cảnh rối rắm, bừa bộn, cả với phòng ốc và nội tâm.
4. Người có ít đồ đạc là đang sống tối giản?
Nếu chỉ theo đuổi định nghĩa bề nổi là số lượng đồ đạc ít thì quan niệm của bạn thật sự rất thiển cận. Phương châm của lối sống tối giản là càng đơn giản, càng ít đồ đạc, càng chất lượng.
Nói cho cùng, sống tối giản là để bản thân vui vẻ, không sống theo khuôn khổ của người khác. Giữ lại thứ gì, vứt bỏ thứ gì, nên làm gì và không nên làm gì hoàn toàn là sự lựa chọn của chính bạn mà thôi!
(Nguồn: Zhihu)