Sắp phòng chống mại dâm bằng Luật

22/09/2016 - 17:12
Dự án Luật phòng, chống mại dâm đang được Bộ LĐ-TB&XH chuẩn bị xây dựng dự thảo đề cương chi tiết và lấy ý kiến rộng rãi để trình đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2018.
luat-phong-chong-mai-dam.jpg

Theo Bộ LĐ-TB&XH, 8 tháng đầu năm 2016, có thêm mới gần 29 ngàn cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm được thống kê; nâng tổ số cơ sở loại hình này lên hơn 126 ngàn cơ sở với gần 100 ngàn nữ nhân viên làm việc có nguy cơ cao nếu không quản lý chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên. Hiện nay, còn 711 tụ điểm, địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm, chủ yếu ở các tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, TP HCM...

Ngày 22/9, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: Việc xây dựng chính sách pháp luật về phòng, chống mại dâm cần cách tiếp cận mới như: Vấn đề đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội của các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Tăng cường phòng ngừa, xây dựng khung pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm hại và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đối với nhóm người bán dâm. Đồng thời xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội phù hợp, thân thiện, tạo điều kiện cho người bán dâm dễ dàng tiếp cận, sử dụng khi họ có nhu cầu thay đổi công việc, thay đổi cuộc sống.

Về dự án Luật phòng, chống mại dâm, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Dự án Luật này đang chuẩn bị xây dựng dự thảo đề cương chi tiết và lấy ý kiến rộng rãi để trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2018.

Theo đại diện Cục phòng chống tệ nạn xã hội, việc xây dựng Luật phòng, chống mại dâm dựa trên quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa quan điểm “mại dâm là bất hợp pháp ở Việt Nam”. Tuy nhiên, đảm bảo tôn trọng quyền con người, chú trọng giải pháp mang tính xã hội, giảm tác hại do hoạt động mại dâm gây ra. Đồng thời tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội tham gia; hỗ trợ giúp đỡ hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm...

Về nguyên tắc phòng chống mại dâm, “lấy phòng ngừa là chính”, kết hợp thông tin, giáo dục, truyền thông với quản lý, kiểm soát các hoạt động dễ bị lợi dụng để mại dâm. Xử lý nghiêm minh, kịp thời và chính xác mọi hành vi tội phạm liên quan đến mại dâm. Đồng thời giữ nguyễn tắc phòng chống mại dâm phải tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp và không bị kỳ thị, phân biệt đối xử đới với người bán dâm... 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm