Sau 6h tối, 'giải quyết' ở đâu khi nhà vệ sinh công cộng đóng cửa?

18/02/2017 - 08:00
Sau 6h tối, khi các nhà vệ sinh công cộng đóng cửa thì người dân đi vệ sinh ở đâu? Các NVSCC đều thu tiền phí vệ sinh nhưng tiền này vào túi ai, ai quản lý phí? - Đó vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải.

Sau 6h tối, người dân sẽ lại… 'tè bậy'?

Hầu hết các điểm NVSCC tại Hà Nội đều mở cửa theo giờ hành chính, từ 8h sáng đến 6h chiều. Riêng các điểm NVSCC ở quanh hồ Hoàn Kiếm, lượng khách du lịch đông nên giờ đóng cửa muộn hơn (khoảng sau 8h tối).

Nếu NVSCC mở - đóng cửa cũng theo giờ hành chính thì sau khi đóng cửa (6h tối), ai dám chắc người dân sẽ lại không 'tè bậy'? 

Mập mờ tiền thu phí

Tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) - nơi tập hợp rất đông tiểu thương, người làm thuê là nữ,  NVSCC nằm ở phía cuối chợ. Nơi này được 1 người phụ nữ tên Dung thầu quản lý từ Ban quản lý chợ đã hơn 20 năm nay. Giá phí vệ sinh ở đây là 3.000đ/lần tiểu tiện và 5.000đ/lần đại tiện. Chị Dung cho biết, 1 phần số tiền thu phí được đầu tư để mua giấy, dụng cụ, dung dịch làm vệ sinh và trả lương cho 2 người thường xuyên ngồi ‘phục vụ’ các 'thượng đế’.

22.jpg
Bà Lan có thâm niên hơn 20 năm quét dọn ở NVSCC chợ đầu mối Long Biên.
img_0889.jpg
Công việc hàng ngày của bà Lan là gấp, chia các phần giấy vệ sinh thành từng phần nhỏ cho khách và dọn vệ sinh. Hàng ngày, công việc của bà bắt đầu từ 7-8h sáng đến 5h chiều với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

Với tiểu thương và bà con ở chợ đầu mối Long Biên, mọi người đều vui vẻ chấp nhận mức phí vệ sinh này này. Thực ra, mức phí vệ sinh ở đây cao hơn so với giá chung (2.000đ) ở các nhà vệ sinh khác, bù lại, tuy nằm ngay sát khu vực buôn bán hải sản tanh nồng nhưng nhà vệ sinh không hề bốc mùi, do thường xuyên được quét dọn sạch sẽ.

Đi một vòng các điểm NVSCC khác trên địa bàn Hà Nội (Bốt Hàng Đậu, đường Thanh Niên, Công viên Thống Nhất, Hồ Thuyền Quang, Hồ Bảy mẫu, Vườn hoa Pasteur…), thì thấy phí thu 1 lần đi vệ sinh là 2.000đ. 

Số tiền này do người làm vệ sinh ở NVSCC thu, không hề có biên lai hay phiếu thu tiền. Giá tiền này cũng không biết là do đơn vị quản lý hay tự người trông coi nhà vệ sinh đề ra?

222.jpg
Một số NVSCC 'niêm yết' giá ngay tại cửa ra vào 

Tại NVSCC ở cạnh cổng Công viên Thống Nhất trên phố Trần Nhân Tông, bà Nguyễn Thị Liên (người quản lý NVSCC) cho biết, lương hàng tháng hiện tại của bà do Công ty Vinasing trả là 6 triệu đồng. Hàng ngày, bà mở cửa nhà vệ sinh từ khoảng 7h30 - 8h sáng. Cuối ngày, khoảng hơn 18h, bà đóng cửa. Bà sẽ kiểm lại toàn bộ số tiền thu được trong ngày để báo cáo và nộp lại cho công ty. Ở một số nhà vệ sinh, mức giá 2.000đ/lần được dán ngay trên tường, phía ngoài cửa NVSCC. Song, có nhiều NVSCC không hề ‘niêm yết’ giá ngoài cửa nhưng vẫn thu 2.000đ/lượt.

233.jpg
NVSCC ở cổng Công viên Thống Nhất nằm trong dự án 1.000 nhà vệ sinh của Hà Nội khá sạch sẽ và hiện đại, được lắp đặt thêm cả bộ phận phụ trợ cho người khuyết tật đi vệ sinh. 

Theo như bà Liên nói, thì việc công khai tài chính mỗi ngày, tháng hoàn toàn phụ thuộc vào sự trung thực của người thu phí (!?).

Điều chúng tôi nghi ngại ở đây, thực chất, mỗi ngày có bao nhiêu người đi vệ sinh và số tiền thực tế thu được bao nhiêu (khi không có phiếu thu), ai là người giám sát? Tiền này được chi trả vào đâu? Chủ trương thu phí 2.000đ/lượt là do người dọn vệ sinh định ra hay đơn vị quản lý quy định? Hiện tại, số tiền này không hề được công khai minh bạch. 


* Clip người đi vệ sinh trả tiền phí tại NVSCC ở cạnh cổng Công viên Thống Nhất (Hà Nội): 

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 15 phút, có đến gần 20 chục người đi vệ sinh, tương đương với số tiền gần 40.000 đồng. Vậy từ 8h sáng đến 6h tối, số tiền thu được từ NVSCC này không hề nhỏ.
 
Hiện tại, trong hệ thống văn bản liên quan, chúng tôi chỉ tìm thấy Quyết định 52/2005/QĐ-UB ngày 22/4/2005 về việc thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành. Tuy nhiên, đây là quy định mức thu phí vệ sinh (rác thải) hàng tháng đối với các hộ gia đình chứ không có văn bản nào quy định mức thu phí đối với NVSCC.

Vào NVSCC cũng sợ bị phạt

Chị Đào Thanh Hà, Q.Cầu Giấy (Hà Nội) kể, mới đây chị cho con đi xem phim ở Vincom Bà Triệu. Đi đến Nhà văn hóa thanh niên Hà Nội ở Hồ Thuyền Quang thì con gái chị kêu đau bụng và đòi đi vệ sinh. Bảo con nhịn cố không được, chị nhớ gần đó có NVSCC. Chị ghé ô tô trước cổng Công viên Thống Nhất, gần chỗ NVSCC để cho con đi vệ sinh. Vội vì con kêu đau bụng, thấy khoảng trống rộng thì ghé đỗ xe nhưng không ngờ bị Thanh tra giao thông yêu cầu xử phạt vi ‘đỗ xe không đúng nơi quy định’.

‘May quá, hôm đó mình trình bày lý do và được thông cảm nhưng cũng hú vía. Người đi bộ, đi xe máy thì còn tiện, chứ đi ô tô mà muốn dừng để vào NVSCC thì chắc đành…bó tay vì biết đỗ xe ở đâu?’, chị Hà băn khoăn.

* Clip chia sẻ của bà Nguyễn Thị Liên về chuyện đỗ xe khi đi vệ sinh công cộng: 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm