pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sau nhiều ngày lội nước lũ từ thiện, Thủy Tiên bị nước ăn chân, nổi ghẻ
Dù bị nước ăn chân và nổi ghẻ ở chân nhưng bà xã Công Vinh vẫn mỉm cười thoải mái để các fan quay lại khoảnh khắc cô ngồi bôi thuốc lên từng vết ghẻ do nước ăn chân đến đỏ ửng.
Sau 6 ngày Thủy Tiên trực tiếp lội, ngâm chân trong nước lũ thời gian dài tới từng nhà để làm từ thiện thì bị. Liệu vết ghẻ mà Thủy Tiên mắc phải có để lại sẹo hay không?
1. Bệnh ghẻ mà Thủy Tiên mắc phải là bệnh gì?
Bệnh phổ biến thường xảy ra vào mùa mưa lũ
Thực tế thì bệnh ghẻ do nước ăn chân là một trong những bệnh về da phổ biến thường gặp phải trong mùa mưa. Đặc biệt là đối với người dân sinh sống trong những khu vực thường xuyên có lũ xảy ra do nước lũ chứa nhiều vi khuẩn từ rác, nấm mốc, chất thải,... chưa kể tới việc phải ngâm tay và chân trong nước nhiều ngày liền.
>> Các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước vùng lũ
Bệnh có tốc độ lây lan nhanh
Các chuyên gia cho biết, tổn thương do ghẻ gây ra có thể lây lan nhanh dẫn tới việc nhiều người băn khoăn liệu sau khi khỏi ghẻ có để lại sẹo không, có chữa lành được không.
Khi xâm nhập vào da, ghẻ đẻ trứng và bắt đầu sinh sôi gây ra ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là vào ban đêm và khi thời tiết trở nên nóng bức hơn.
Hơn nữa, khi vô tình tiếp xúc hay dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị ghẻ thì có thể bị lây bệnh, điều này cũng khuyến cáo đặc biệt với người có sức đề kháng kém.
Nguy cơ để lại sẹo khi gãi và không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Như đã nói ở trên, ký sinh cái ghẻ khi sinh sôi sẽ tạo cảm giác vô cùng ngứa ngáy, người bệnh sẽ gãi liên tục dẫn tới chảy máu, tổn thương da và để lại sẹo thâm nếu như không đi khám bác sĩ sớm hay không tuân thủ quá trình điều trị.
Di chứng nguy hiểm
Việc gãi đi gãi lại không chỉ để lại sẹo mà còn có thể gây ra nhiều di chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như viêm hạch hay viêm cầu thận cấp là những biến chứng nguy hiểm liên quan tới tính mạng.
Chưa kể đến việc nếu như không được điều trị dứt điểm thì những mụn nước ghẻ sẽ xuất hiện nhiều và cộm hơn, có một số trường hợp ghẻ hóa chàm rất ngứa và để lại sẹo thâm khi dịch chảy ra.
2. Bị ghẻ có để lại sẹo không? Cần lưu ý gì trong điều trị?
Vậy bị ghẻ có để lại sẹo không?
Như đã nói ở trên, bị ghẻ có nguy cơ để lại sẹo thâm trên những vùng phỏng có dịch (mụn nước). Tuy vậy, nếu như được can thiệp sớm thì vết ghẻ hạn chế để lại sẹo thâm.
Điều trị bệnh ghẻ có một số nguyên tắc như sau:
- Bôi thuốc đúng cách, đúng liều lượng
- Vệ sinh chăn màn, quần áo,.. sạch sẽ, có thể sử dụng nước nóng để giặt giúp tiệt trùng và phơi dưới nắng to
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Khi gia đình có người bị ghẻ thì công tác điều trị cần được thực hiện trên các thành viên trong gia đình, hoặc ở trường học hay kí túc xá,.. Lưu ý, thời gian ủ bệnh của ghẻ thường là từ 10 - 15 ngày. Do vậy khi người nhà bị ghẻ thì bản thân người nhà cũng cần đến khám bác sĩ xem đã có sự lây lan chưa.
Thủy Tiên cho biết cô sẽ trở lại cứu trợ bà con miền Trung trong 1 - 2 ngày tới. Số tiền ủng hộ gửi vào tài khoản của bà xã Công Vinh đã lên tới hơn 100 tỷ đồng.