pnvnonline@phunuvietnam.vn
Siêu mẫu Lan Khuê khoe ảnh con trai trắng bụ bẫm sau 3 tháng chữa bệnh di truyền gia đình
Video Lan Khuê và con trai vui đùa trong bồn tắm
Con trai của Hoa khôi Áo dài, siêu mẫu Lan Khuê - bé Connor, chào đời khoẻ mạnh vào tháng 11/2019. Thế nhưng, cậu bé không may mắc bệnh chàm ít lâu sau đó do gia đình có gen di truyền bị viêm da cơ địa dị ứng.
Suốt nhiều tháng qua, bà mẹ thương xót con vô cùng, tìm thuốc tốt để điều trị cho con. Mới đây, khi bé Connor tạm bình phục, Lan Khuê đã có đôi dòng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi chữa chàm cho con trai gửi tới các bà mẹ bỉm sữa khác.
Cô cũng cho biết bệnh chàm hiện tại chỉ tạm "ngừng chiến" và có thể "chiến đấu" lại bất cứ lúc nào. "Connor đã trải qua 3 tháng chiến đấu với chàm. Cuộc chiến có lúc tưởng thắng ai dè lại bị tụi chàm du kích 1 phát. Nói chung tới thời điểm này thế trận cân bằng. Nghĩa là chàm không đầu hàng, chỉ thỉnh thoảng lui binh tạm ngừng chiến, nhưng ít nhất mẹ và bé kiểm soát được tình hình. Cứ khi giặc chàm tới thì 2 mẹ con đánh thôi. Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi".
Cô tổng kết lại kinh nghiệm chữa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh như sau:
1. Một khi đã có cơ địa chàm thì sớm hay muộn gì cũng sẽ có lúc trồi lên. Dù ba mẹ có kĩ cách mấy, cách ly mọi tác nhân gây kích ứng cho bé thì cũng chỉ có thể trì hoãn hoặc giảm nhẹ.
Hình ảnh mới nhất bé Connor đã sạch các vết chàm, trắng trẻo bụ bẫm.
2. Mình thấy chàm nó “khôn” lắm, bôi kem gì mà thấy hiệu quả thì chừng vài ngày sau là hết linh.
Qua nhiều gian truân thằng khỉ nhà mình hợp đồ “nhà quê” nhất. Cứ tắm thuốc tím mà yên chuyện.
Nên khi con bị chàm ba mẹ đừng nản lòng cứ lần lượt cho bé từ từ thử từng loại kem - thuốc bôi để tìm ra cái gì hợp với con mình nhất. Nhưng đương nhiên phải có tham khảo từ bác sĩ nha.
3. Nói về thuốc tím, hồi bé bị chàm chuyển qua giai đoạn cấp tính là bị chảy nước do các mụn nước li ti vỡ ra khi bé gãi ngứa. Lúc đó mình đưa bé đi bác sĩ khoa da liễu bệnh viện Da liễu. Bác cho thuốc tím dạng bột 1g pha với nước tắm bé.
Mình mỗi ngày pha thuốc tím tắm người, mặt thì lấy miếng gạc thấm thuốc tím đắp lên má, trán bé. Các vết chàm dịu đi và các khu vực bị rỉ nước khô hẳn. Kể cả vùng hăm của bé từ hồi tắm thuốc tím tới giờ dù không bôi kem hăm thì cũng không bị hăm luôn.
Quý tử nhà Lan Khuê phải bôi thuốc để chữa chàm sữa.
4. Ngoài thuốc tím thì bác sĩ còn bào chế một lọ thuốc dùng để bôi vùng da chàm bị viêm chảy nước. Đó là cái thuốc màu đỏ mình hay bôi bé. Chai thuốc đó và gói thuốc tím là 1 cặp bài trùng. Mà mình thấy chủ yếu đỉnh nhất là thuốc tím.
Khi mà vùng da chàm không còn rỉ nước và khô rồi thì mình không phải bôi thuốc đỏ nữa, mình chuyển sang kem dưỡng ẩm cho bé và tắm nước thường. Khi nào bé bị viêm da cấp tính chảy nước thì mình lại quay lại chu trình cũ với thuốc tím và thuốc đỏ.
5. Thường xuyên lau mặt, lau mình cho bé vừa giúp bé bớt ngứa vừa giữ cho da bé mát mẻ cũng hạn chế được chàm.
Theo BS Đinh Doãn Thạch, những trẻ bị chàm do ngứa ngáy khó chịu có thể dẫn tới biếng ăn, khó ngủ. Khi thời tiết hanh khô, trẻ nằm trong điều hòa hay dùng máy sưởi, làn da mất nước càng ngứa, khó chịu hơn. Bởi vậy, gia đình có trẻ mắc chàm cần lưu ý: * Nên: Giữ ẩm da cho trẻ bằng những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu… giảm kích ứng viêm da cơ địa. Chú ý tắm rửa sạch sẽ thường xuyên cho trẻ để da khô thoáng. Không tắm trẻ bằng nước quá nóng, quá lâu Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ… Chàm còn là bệnh hay tái phát nên việc điều trị, theo dõi hết sức quan trọng, đặc biệt. Cần thăm khám thường xuyên. * Không nên: Dùng xà phòng nhiều, sữa tắm nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Mặc đồ len, dạ Cho trẻ tiếp xúc với chó mèo Tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho con bằng các phương pháp dân gian truyền miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm trầm trọng thêm. Theo Gia đình & Xã hội |