pnvnonline@phunuvietnam.vn
So sánh giá trị dinh dưỡng của thịt lợn với thịt gà
Giá thịt lợn trong những ngày gần đây vẫn tiếp tục giữ ở ngưỡng cao, trên 90.000 VNĐ/kg. Với mức giá này, thịt lợn đã đắt xấp xỉ ngưỡng giá của thịt gà. Có người vì thế có ý tưởng heo quá đắt thì chuyển sang ăn thịt gà.
Vậy, trong so sánh tương quan thành phần dinh dưỡng của thịt lợn và thịt gà, có gì khác biệt hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn
Thịt lợn là một loại thực phẩm giàu protein. Một khẩu phần 100 gram thịt lợn nấu chín có hàm lượng dinh dưỡng chính như sau:
- Calo: 242 kcal
- Nước: 53%
- Protein: 27 gram ( tương đương 54% lượng protein khuyến cáo hàng ngày cho khẩu phần 2.000 kcal).
- Chất béo: 14 gram
- Cholesterol: 80 mg
- Natri: 62 mg
- Kali: 432 mg
- Carbs: 0 gram
- Đường: 0 gram
- Chất xơ: 0 gram
2. Protein trong thịt lợn
Giống như các loại thịt khác, thành phần chủ yếu của thịt lợn là protein. Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, khi đã được nấu chín là khoảng 27%, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Khi được làm khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc còn cao hơn rất nhiều. Thịt lợn khô chứa 89% protein – biến nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.
Protein trong thịt lợn chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu – cần để duy trì và tăng trưởng cơ thể, đặc biệt là phát triển cơ bắp. Trong so sánh với thịt gà không da và thịt bò, thịt lợn nạc có hàm lượng protein tương đương.
3. Chất béo trong thịt lợn
Tỷ lệ mỡ hay chất béo trong thịt lợn dao động trong khoảng 10-16%, tùy vào các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo của thịt lợn không khác biệt nhiều so với thịt gà và thịt bò.
100 gram thịt lợn chứa 14 gram chất béo trong đó có 5 gram chất béo bão hòa. Thịt bò chứa nhiều chất béo hơn, với 16 gram và 6 gram chất béo bão hòa. 100 gram thịt gà chứa 14 gram chất béo và 3,8 gram chất béo bão hòa.
Nhìn chung, sự khác biệt là không đáng kể, ngoài việc thịt gà chứa tỷ lệ chất béo bão hòa thấp hơn thịt lợn và thịt bò. Chất béo bão hòa là loại chất béo có thể làm tăng cholesterol trong máu, từ đó khiến động mạch bị xơ vữa.
4. Vitamin và khoáng chất
Thịt lợn là một nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Bao gồm:
- Thiamine: Không giống như các loại thịt đỏ khác như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
- Selen: Thịt lợn rất giàu selen. Đây là một khoáng chất thiết yếu hỗ trợ hệ miễn dịch, chức năng DNA và tuyến giáp.
- Kẽm: Là một khoáng chất quan trọng, có nhiều trong thịt lợn, kẽm rất cần thiết cho một bộ não và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Vitamin B12: Vitamin B12 rất quan trọng đối với sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu máu và tổn thương tế bào thần kinh.
- Vitamin B6: Vitamin B6 rất quan trọng cho sự hình thành các tế bào hồng cầu.
- Niacin: Còn gọi là vitamin B3, niacin phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể bạn và rất quan trọng cho sự tăng trưởng và trao đổi chất.
- Sắt: Thịt lợn chứa ít chất sắt hơn thịt cừu hoặc thịt bò. Tuy nhiên, đường tiêu hóa của chúng ta việc hấp thụ sắt thịt (heme-iron) rất hiệu quả, và thịt lợn có thể được coi là một nguồn giàu sắt.
5. So sánh thịt lợn với thịt gà
Với lượng protein tương đương nhau, sự khác biệt giữa thịt gà và thịt lợn chủ yếu nằm ở hàm lượng của một số vitamin và khoáng chất. Bảng so sánh dưới đây thể hiện các chất dinh dưỡng có hàm lượng chênh lệch nhất của thịt lợn và thịt gà có trong 100 gram mỗi loại:
Để trực quan hơn, chúng ta cùng đi vào chấm điểm thịt gà và thịt lợn trong thang đo của Foodstruct. Họ đã lấy 300 gram thịt gà và thịt lợn đem lên bàn cân khẩu phần ăn khuyến cáo mỗi ngày để tìm hiểu loại thịt nào có điểm số cao hơn trong các thang đo:
- Chất đa lượng:
- Chất vi lượng:
- Vitamin:
- Khoáng chất: