pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sống tại TPHCM, người phụ nữ độc thân 32 tuổi kiếm được 40 triệu/tháng vẫn "khó tiết kiệm"
Bạn đã bao giờ tự hỏi mức lương và thói quen chi tiêu của mình như thế nào so với những người cùng trang lứa hoặc đồng nghiệp trong ngành? Vậy hãy cùng theo dõi Money Talks - tuyến bài tổng hợp các bài viết phản ánh chân thực về cách tiêu tiền của một người phụ nữ.
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện tài chính của một phụ nữ tên Trang, 32 tuổi, làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng tại TP.HCM.
Thông tin cá nhân
Chi phí chi tiêu trung bình hàng tháng
Cách theo dõi chi tiêu
"Tôi khá tỉ mỉ khi theo dõi chi tiêu của mình sau khi tự hỏi đã tiêu hết tiền vào việc gì trong vài năm trở lại đây. Hiện tại, tôi theo dõi hầu hết mọi chi tiêu của mình trên ứng dụng Notes của iPhone. Vào cuối tháng, tôi lập bảng thống kê chúng theo danh mục và tổng hợp lại trong một ứng dụng tài chính cá nhân".
Mặc dù theo dõi chi tiêu có thể khiến tôi cảm thấy tồi tệ, nhưng đó là một cách thực sự tốt để xem tất cả tiền đang đi đến đâu và số tiền chi tiêu trung bình mỗi tháng. Chi phí hàng tháng hiện tại của tôi khá cao, và để duy trì mức sống hiện tại, hầu như toàn bộ tiền lương sẽ được dùng vào chi tiêu. Mặc dù tôi chắc chắn có thể chi tiêu ít hơn nhưng hiện tại vẫn chưa làm được. May mắn là tôi có thể theo dõi qua bảng chi tiêu và biết chính xác mình cần cắt giảm ở đâu khi lập kế hoạch tài chính.
Tôi biết “điểm mù” trong tài chính của mình là gì. Tôi yêu thời trang và coi việc sưu tầm các món đồ là sở thích. Vì vậy phần lớn số lượng tiền của tôi đều chi tiêu cho vấn đề đó. Đặc biệt là trong 2 năm gần đây, tôi đã ngừng đi du lịch do dịch bệnh và không có bất kỳ sở thích đắt tiền nào. Chính vì thế, ý thức chủ quan đã khiến tôi chiều bản thân cho sở thích này.
Tạm thời ngưng tiết kiệm tiền
Một năm qua đối với tôi đầy biến động, cả trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Một tình huống trớ trêu và không thể hòa giải với người bạn sống chung cùng nhà, tôi quyết định chuyển ra ngoài sống. Tôi đã bị sốc khi biết giá thuê nhà đã tăng lên. Cuối cùng, tôi phải trả gần gấp đôi tiền thuê nhà lên 6 triệu/tháng.
Tôi cũng đã phải đấu tranh rất nhiều, và việc đương đầu với những áp lực trong công việc bắt đầu trở nên quá sức. Công việc cạnh tranh cao lại tiếp xúc với các khách hàng khắt khe, cuối cùng tôi bị trầm cảm và mắc hội chứng lo lắng. Tôi cũng thường xuyên bật khóc, không kiểm soát được cảm xúc. Chính vì thế, tôi đã đến gặp bác sĩ trị liệu hàng tuần để mong muốn cải thiện được sức khỏe của mình. Chi phí điều trị khá cao khiến tôi không đủ tiền tiết kiệm và phải tạm ngưng điều đó.
Cách chi tiêu hiện tại
Ảnh minh họa.
Tôi ước mình có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn bây giờ. Chắc chắn rồi. Và ở một mức độ nào đó, tôi cảm thấy khá có lỗi bản thân có thể tiết kiệm được nhiều hơn. Nhưng tôi cũng hiểu rằng chi phí lớn cho việc trị liệu không phải là mãi mãi. Tôi có thể tiết kiệm nhiều hơn bằng cách thắt chắt chi tiêu cho mục đích mua sắm quần áo và sẽ nấu ăn ở nhà.
Tôi đã dành quá nhiều thời gian của năm ngoái để lo lắng cho việc tiết kiệm trong tương lai mà quên tận hưởng quãng thời gian hiện tại. Vì vậy năm nay tôi quyết định sẽ tập trung ít hơn vào việc tiết kiệm. Quy tắc duy nhất mà tôi đang áp dụng là không chi tiêu vượt quá khả năng của mình. Không chạm tay vào các khoản tiết kiệm, với tôi điều đó là ổn. Mọi khoản chi tiêu phù phiếm sẽ bị hạn chế hết mức có thể.
Tôi đang tích cực nhìn vào lối sống của mình. Vì nếu muốn có đủ khả năng chi tiêu thoải mái tôi phải làm việc và kiếm ra 1 thu nhập phù hợp. Tôi cũng đã quyết định rời bỏ công việc hiện tại vì cảm thấy quá căng thẳng và không tốt cho sức khỏe của mình. Tôi đang thương lượng một mức lương tốt hơn ở vai trò mới. Trong tương lai sớm nhất khi sức khỏe ổn định tôi sẽ cố gắng tiết kiệm và tăng lương.
Điều tôi đã học được rằng bản thân không cần phải căng thẳng về việc tiết kiệm được bao nhiêu. Nếu bắt đầu muộn thì cuộc sống vẫn ổn. Chỉ cần bạn quản lý việc chi tiêu hợp lý, gia tăng thu nhập.
Bài viết ghi theo lời chia sẻ của nhân vật.