pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sự phát triển trong 5 năm đầu đời quyết định thành công của 80 năm về sau
Không nên đợi đến lúc não phát triển mới sử dụng nó, mà phải thúc đẩy não phát triển ngay trong quá trình sử dụng nó.
"Khoảng trống giáo dục sớm"
Trải qua hàng vạn năm tiến hóa, cơ thể con người vốn tích lũy tiềm năng to lớn để phát triển về mọi mặt: trí tuệ, tâm hồn, sức khỏe, kỹ năng… Tuy nhiên, chỉ có thời kỳ mang thai trong bụng mẹ và giai đoạn đầu đời của trẻ mới là thời kỳ thực sự chứa đựng tiềm năng to lớn này.
Não bộ của trẻ có những bước nhảy vọt trong 5 năm đầu đời. Theo phương pháp tiếp cận giáo dục âm nhạc Orff-Schulwerk, trẻ càng nhỏ tuổi thì não càng linh hoạt, tốc độ tiếp thu càng nhanh và lượng thông tin tiếp thu càng nhiều. Giai đoạn từ 4 tháng – 5 tuổi được xem là giai đoạn vàng, "thời kỳ một đi không trở lại", "cửa sổ của những cơ hội"… Nếu biết cách "đánh thức" và kích thích, những nơ-ron (neuron) thần kinh của não bộ trẻ sẽ bắt đầu gia tăng liên kết mạnh mẽ và ngược lại, nếu bỏ lỡ sẽ bị mai một dần đi.
Sự liên kết giữa các neuron chính là chìa khóa của trí tuệ, chứ không phải kích thước bộ não. Ngành thần kinh học theo đuổi triết lý "tiềm năng của con người là vô hạn", trong đó trí não trẻ em ở độ tuổi từ 0-5 là một "mảnh đất hoang" đang được nghiên cứu cẩn trọng.
Đó cũng là lý do vì sao chúng ta thường nhớ nhiều kỷ niệm ấu thơ trong giai đoạn này, trong khi đó những trải nghiệm diễn ra sau lớp 1 phải thật sự ấn tượng mới ghi lại nếp nhăn trong vỏ não.
Theo bà Marion Margaret Aw, Phó giáo sư tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Quốc Gia Singapore nhấn mạnh: "Mẹ nên đặc biệt chú trọng đến sự tăng tưởng của trẻ trong giai đoạn 5 năm đầu đời, vì đây được xem là giai đoạn cửa sổ vàng, chỉ đến duy nhất một lần trong đời và tác động lâu dài đến sức khỏe tầm vóc, sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ trở về sau".
Vì thế, ngoài việc quan tâm đến sự phát triển thể chất của con, mẹ hiện đại nên quan tâm đến sự phát triển toàn diện để con có một đà tăng trưởng tốt bao gồm cả việc phát triển đạo đức, tinh thần, trí tuệ và các mối quan tâm xã hội.
Chọn phương pháp giáo dục nào để tốt cho con
Giáo dục sớm giúp trẻ không chỉ bổ trợ những kiến thức cho con đường học vấn sau này mà hơn hết còn xây dựng sự tự tin, tư duy phản biện, sự chia sẻ, những yếu tố xây dựng sự trưởng thành trong các mối quan hệ cũng như thắt chặt sợ dây kết nối gia đình. Bởi sau những đứa trẻ tự tin chính là những bậc cha mẹ luôn tin vào chúng.
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể tìm được một phương pháp giáo dục phù hợp, toàn diện, khi mà, ở Việt Nam nhiều người còn quan tâm đến giáo dục đại học, cao đẳng, phổ thông nhưng chưa quan tâm đầy đủ đến vị trí vai trò cho giáo dục sớm dành cho trẻ từ 0-6 tuổi, các chương trình giáo dục sớm quá ít, những chương trình giáo dục dựa trên chứng nhận khoa học lại càng ít hơn.
Với châm ngôn "Âm nhạc là phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ em", Kindermusik đến Việt Nam như một giải pháp giáo dục và sáng tạo toàn diện dành cho trẻ từ 4 tháng đến 5 tuổi cùng hơn 40 năm kinh nghiệm, có mặt trên 70 quốc gia. Kindermusik đã thu hút hơn 1 triệu gia đình đã và đang theo học dựa trên phương pháp giảng dạy của Kodaly, Suzuki, và Orff để trẻ phản ứng với âm nhạc một cách tổng thể (total physical response) và tích cực (active response).
Giáo dục bằng âm nhạc trong thời thơ ấu sẽ làm thay đổi bộ não một cách mạnh mẽ, và những hiệu ứng tích cực này sẽ có thể kéo dài suốt cuộc đời. Bằng âm nhạc, các con hoàn toàn được phát triển toàn diện với các hoạt động phát triển hấp dẫn về trí tuệ cảm xúc, nghệ thuật sáng tạo, sức khỏe thể chất, kiến thức kỹ năng xã hội, kỹ năng khoa học, kỹ năng tính toán, tư duy phản biện, phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết.
Vận dụng phương pháp Carl Orff, tại các lớp học Kindermusik, một đứa trẻ, ít nhất là về mặt âm nhạc, giống như một người nguyên thủy: mộc mạc và trông cậy vào tiết tấu, nhịp điệu tự nhiên và động tác tự nhiên để thể hiện âm nhạc. Không như nhiều phương pháp giáo dục âm nhạc bằng lý thuyết ký xướng âm, trẻ tại Kindermusik vận dụng trò chơi, sự ứng tấu, sự sáng tạo, coi kinh nghiệm đi trước khái niệm, mở rộng sự lĩnh hội trong âm nhạc qua thực hành. Trẻ chơi nhạc, học nhạc như cách tiếp cận một loại ngôn ngữ mới.
Sự chuyển tiếp từ lối nói sang những họat động tiết nhịp và sau đó sang những bài hát là một quy trình tự nhiên nhất đối với một đứa trẻ. Những điệu thức hát nói lặp đi lặp lại về tiết tấu (ostinato) được sử dụng như một yếu tố cấu thể trong các hình thái ứng tác. Và đó cũng là lý do theo nghiên cứu, chỉ với 30 phút mỗi tuần với Kindermusik sẽ giúp trẻ tăng khả năng đọc viết lên đến 32%, tạo tiền đề tích cực cho con đường học vấn sau này của trẻ.
Một môi trường thoải mái, tự tin, nơi các con có thể tự do thể hiện cá tính, trí tưởng tượng, để các con tự tin và mạnh dạn là chính mình khi bước vào cánh cửa lớp 1. Cùng với ba mẹ, bên con suốt quá trình phát triển trí não quan trọng nhất trong suốt cuộc đời, Kindermusik kích hoạt, phát lộ những năng lực tiềm tàng một cách tự nhiên nhất để con trẻ có thể tự tin chinh phục đích đến tương lai của chính mình.