pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sự thật trong quan hệ giao tiếp xã hội: Càng bớt thân thiết, càng đáng tin cậy
Ai đó đã nói rằng: "80% những rắc rối trong cuộc sống phần lớn đều tới từ những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau".
Đối nhân xử thế là chuyện thường tình nhất của cuộc đời này, và cũng là chuyện đau đầu nhất.
Khi còn trẻ, tôi luôn nghĩ rằng chỉ cần mình nhiệt tình với người khác thì mình có thể xử lý được mọi mối quan hệ.
Nhưng thời gian trôi qua, càng trải nghiệm bạn sẽ càng hiểu rõ, nếu quá nhiệt tình với người khác, bạn sẽ rất dễ mất đi ranh giới của bản thân, nó không chỉ khiến người khác không vui mà còn khiến bản thân khó chịu.
Khi tiếp xúc với mọi người, vừa cần có khoảng cách vừa phải, cũng vừa phải giao tiếp "lãnh đạm".
Đôi khi, xa cách một chút, nhưng thật ra lại càng làm cho quan hệ giữa hai người lâu dài hơn, đáng tin cậy hơn.
01
Không phải lúc nào cũng cần lấy lòng
Một cư dân mạng tên Hoa từng chia sẻ một câu chuyện của chính mình.
Cô đang trên xe trên đường đi làm về, một đồng nghiệp nhắn tin nhờ cô làm giúp ca, cô lập tức vội vàng quay lại công ty.
Giữa lúc trưa nắng nóng nhất, cô cầm về đồ ăn cho năm người, trước những lời cảm ơn cho có của đồng nghiệp, cô cố nén sự mệt mỏi của mình và mỉm cười: "Đây là việc em nên làm mà, mọi người không cần khách khí."
Mặc dù như vậy, Hoa không những không nhận lại được lòng tốt của người khác mà còn khiến tình cảnh của cô càng thêm tồi tệ.
Vào ngày sinh nhật của mình, cô mang bánh sinh nhật từ nhà đi chia cho đồng nghiệp, nhưng không ai chúc mừng sinh nhật cô.
Sự bỏ ra và lòng tốt của cô ấy thì ra lại là vô giá trị trong mắt người khác.
Phần lớn chúng ta từ nhỏ đã được dạy rằng hãy là một người được mọi người yêu quý và đừng bao giờ làm mất lòng ai.
Tuy nhiên, khi lớn lên, bạn sẽ thấy rằng rất khó để khiến tất cả mọi người đều thích mình, không phải cứ mỗi một lần chân thành bỏ ra đều sẽ thu được quả ngọt của lòng tốt.
Phó giáo sư Lưu Du của Đại học Thanh Hoa từng quen một người bạn khi đi du học ở nước ngoài.
Lưu Du thường xuyên chủ động trò chuyện và rủ người bạn của mình đi chơi.
Lưu Du rõ ràng có ý muốn trở thành bạn tốt, nhưng thái độ của người bạn lại không giống như muốn là bạn tốt của cô.
Lưu Du cố ý lấy sở thích của cô gái làm chủ đề nói chuyện, nhưng cô gái nói rằng nó quá nhàm chán.
Lưu Du bày tỏ ý kiến của mình về một thông tin trên mạng, cô bạn bóng gió nói Lưu Du nhiều chuyện.
Quá mệt mỏi, Lưu Du nhận ra một điều rằng:
"Thay vì làm hài lòng người khác, chi bằng cảm thấy thoải mái với ai, hãy ở cạnh người đó."
Giống như một nhà văn từng nói: "Một mối quan hệ thực sự tốt là mối quan hệ không cần nỗ lực. Bạn không cần phải cố gắng làm hài lòng đối phương, chỉ đơn giản là cảm thấy thoải mái khi ở với nhau."
Đời người mấy chục năm, bạn sẽ luôn gặp được vô số người, có người yêu cũng sẽ có người ghét bạn, có người ngưỡng mộ ắt sẽ có người ghen tị với bạn.
Chúng ta không cần phải hạ thấp giới hạn của mình và cố thay đổi để phù hợp với sở thích của người khác.
Người thực sự muốn ở bên bạn, không phải vì bạn làm họ vừa lòng hay không, mà là vì bạn là chính mình.
02
Thân thiết không có nghĩa là được phép vượt qua ranh giới
Một tác gia từng viết như này:
"Quan tâm và làm phiền là anh em tốt, chỉ là hành động phía sau trông có vẻ bất lịch sự hơn. Nhưng thực ra nhiều khi, chúng cũng không khác biệt là mấy".
Nghe thì có vẻ trần trụi, nhưng đó là sự bảo vệ lớn nhất cho chính bạn và người khác.
Bạn cho rằng quan tâm là ấm áp, nhưng nhiều khi, trong mắt người khác, đó là phiền phức.
Bạn cho rằng để ý là thân thiết, nhưng với người khác, đôi khi nó lại là xâm phạm.
Cái gì "quá" cũng không tốt.
Cách đây không lâu, tôi hẹn Joanna đi ăn, giữa chừng, cô ấy ra ngoài nghe điện thoại.
Đợi cô ấy quay lại, tôi thấy biểu cảm không được tốt, rõ ràng là đã có chuyện gì đó không vui.
Chưa đợi tôi hỏi, cô ấy đã kể hết mọi chuyện.
Thì ra, đó là cuộc điện thoại của cô bạn thân 7 năm của cô ấy, nói là cô ấy đã xin nghỉ việc và hiện đang chuẩn bị để học tiếp lên thạc sỹ.
Vì cô bạn đã thi trượt thạc sỹ hai lần nên Joanna khuyên bạn nói rằng cô ấy không phù hợp với chuyện này, chi bằng cứ vừa làm việc vừa chuẩn bị cho kỳ thi cũng được.
Thứ nhất là vì cô bạn cũng đã lớn tuổi, thứ hai là là năng lực ở mức trung bình, vì vậy mà cuộc nói chuyện của cả hai có vẻ khá không vui.
Nói xong, Joanna nói cô ấy cũng chỉ xuất phát từ ý tốt, muốn khuyên bạn, ai ngờ cô bạn lại không nghĩ như vậy.
Mặc dù Joanna vì nghĩ cho bạn, nhưng với tư cách là một người bạn, tuyệt đối đừng kiểu "tôi không xem cậu là người ngoài, tôi là muốn tốt cho cậu thôi."
Quan hệ có tốt tới đâu, cũng đừng xem chuyện của đối phương là chuyện của mình, quá nhiệt tình can dự.
Chuyện của người khác, thứ họ cần là sự tôn trọng, có thể giúp nhưng đừng mang suy nghĩ "vì muốn tốt cho cậu" mà can dự quá nhiều.
Bạn phải biết rằng trong mối quan hệ thân thiết, việc vượt qua ranh giới tâm lý của đối phương cũng là điều tối kỵ, khi không kiểm soát được mức độ hòa hợp, mọi thứ sẽ phản tác dụng.
Bạn bè giống như hai con nhím, nếu đến quá gần, những chiếc gai sẽ đâm vào nhau.
So với sự giúp đỡ tận tình, sự ân cần âm thầm, sự bầu bạn vừa đủ, sẽ khiến con người ta cảm thấy thoải mái hơn.
03
Đồng hành nhưng không cưỡng cầu
Có người nói rằng, sống ở đời, nếu gặp được người có "tam quan" giống mình, đó sẽ là điều hạnh phúc nhất.
Nhưng thế nào là "tam quan giống nhau"?
Bạn thích đọc sách, họ thích chơi game, đó không gọi là tam quan không hợp, đó là sở thích không giống.
Nhưng họ nói đọc sách có tác dụng gì, chẳng phải chỉ là để ra vẻ thôi hay sao, thì đó mới chính là tam quan không hợp.
Tam quan giống nhau, không phải chỉ sự giống nhau về sở thích, tư duy hay tầm nhìn, mà chỉ đơn giản là dù bạn làm gì, cũng luôn có người công nhận điều đó.
Nếu không, bạn chia sẻ niềm vui với họ, họ sẽ nghĩ bạn khoe khoang; bạn than thở với họ, họ sẽ cho rằng bạn làm quá.
Nhà văn Đài Loan (Trung Quốc) Bạch Tiên Dũng và MC Trần Văn Xuyến là những người bạn đã lâu năm.
Năm xưa, Bạch Tiên Dũng nhờ tác phẩm cải biên Mẫu Đơn Đình mà nổi tiếng đó đây.
Người đầu tiên ông chia sẻ điều này chính là Trần Văn Xuyến, rất nhiều người cũng đã gửi lời chúc mừng tới ông, duy chỉ có Trần Văn Xuyến, người đầu tiên biết tin, lại không nói với ông bất kỳ lời nào.
Bạch Tiên Dũng không hề tức giận, bởi sau đó ông biết được rằng, Trần Văn Xuyến không thể tin câu chuyện tình yêu mà Mẫu Đơn Đình ca tụng, bởi lẽ trong suy nghĩ của cô, tình yêu không đáng tin cậy.
Có điều, quan hệ của hai người hoàn toàn không vì chuyện này mà rạn nứt, họ vẫn duy trì được tình bạn tốt.
Sự thấu hiểu của Bạch Tiên Dũng khiến Trần Văn Xuyến cảm động: "Tôi rất cảm ơn anh ấy, anh ấy có thể sáng tạo, tôi có thể cố chấp, chẳng ai phải cần thuyết phục ai."
Có từng trải rồi thì mới hiểu, bạn bè dù có hợp nhau tới mấy, cũng không thể nào có cùng một cái nhìn, một quan điểm về tất cả mọi vấn đề hay mọi chuyện.
Mỗi một người đều có tam quan và nhận thức riêng, không có đúng sai.
Khổng Tử nói: "Quân tử hòa nhi bất đồng."
Thân thiết không có nghĩa là phải giống nhau.
Hợp, thì đồng hành.
Không hợp, thì tan.
Một mối quan hệ tốt đẹp là mối quan hệ mà ở đó, chúng ta có thể có những quan điểm khác nhau về thế giới, nhưng cả hai bên vẫn có thể đánh giá cao và tôn trọng lẫn nhau.