Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh như thế nào?

Anh Dũng
22/08/2020 - 13:32
Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh như thế nào?
Sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ khỏi những tác hại của vi khuẩn. Tuy nhiên, việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể đem đến những tác hại khôn lường.

Sữa mẹ đã được chứng minh là có nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Do vậy nên hiện nay có rất nhiều phụ huynh cho rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể chữa được các vấn đề về mắt ở trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm và hậu quả nghiêm trọng có thể gây mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn ở trẻ.

1. Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh

Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh được tác dụng của sữa mẹ trong việc điều trị các bệnh về mắt ở trẻ. Thậm chí đã có một số trường hợp nhỏ sữa trực tiếp vào mắt trẻ sơ sinh gây những hậu quả nặng nề như nhiễm trùng mắt, hoại tử dẫn đến mù vĩnh viễn.

Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh như thế nào? - Ảnh 2.

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù lòa vĩnh viễn (Ảnh: Internet)

Việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh gây ra những hậu quả vô cùng lớn như nguy cơ giảm thị lực nặng nề, hoại tử và thủng giác mạc dễ dẫn đến không thể nhìn được nữa. Theo các bác sĩ ở viện Nhi Trung Ương, hàng năm có rất nhiều trẻ phải nhập viện và điều trị do mẹ nhỏ sữa vào mắt để chữa các bệnh vào mắt do tin vào khả năng chữa bệnh của sữa mẹ.

2. Vì sao nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh lại gây tổn thương cho mắt

Trong sữa mẹ có nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin... cung cấp đủ cho nhu cầu ở trẻ. Tuy nhiên chính những chất dinh dưỡng này lại là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do vậy sẽ làm tình trạng viêm nhiễm ở mắt nghiêm trọng và khó điều trị.

Ngoài ra khi vắt sữa, nguy cơ vi khuẩn lây nhiễm từ ngực chưa được vệ sinh hoặc từ các dụng cụ chứa xâm nhập vào mắt bé, dẫn đến tình trạng tổn thương, nhiễm trùng càng trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì vậy, khi trẻ gặp các vấn đề về mắt, tốt nhất phụ huynh nên đưa tới các cơ sở y tế có uy tín gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách và kịp thời, ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.

3. Làm thế nào khi sữa mẹ rơi vào mắt trẻ sơ sinh

Đôi lúc trong quá trình cho trẻ bú sữa mẹ, sữa có thể tràn vào tai hoặc mắt của bé. Những tình huống này thường không quá nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý như sau:

- Thấm hết sữa bị tràn ra ở khu vực xung quanh mắt, tai, trên mặt bằng bông hoặc khăn mềm một cách nhẹ nhàng.

- Nhúng khăn mềm hoặc bông vào nước sạch và lau lại một lần nữa để sạch hết toàn bộ sữa. Sau đó lau lại bằng khăn khô.

- Rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% để loại bỏ những giọt sữa bị bắn vào trong mắt của trẻ.

Tác hại của việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh như thế nào? - Ảnh 3.

Lau sạch khu vực mắt trẻ bằng bông sạch nếu không may sữa bắn vào mắt (Ảnh: Internet)

Sau khi đã xử lý sơ bộ, mẹ cần theo dõi cẩn thận để phát hiện kịp thời những bất thường ở mắt trẻ. Nếu có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, hãy đưa trẻ tới các bệnh viên uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng lưu ý không nên tự ý mua thuốc và nhỏ vào mắt của trẻ. Đặc biệt là việc tự ý mua kháng sinh ở cửa hàng thuốc để nhỏ mắt khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh sau này. Không những vậy, việc tự ý dùng thuốc điều trị trong khi chưa rõ nguyên nhân và các bệnh về mắt mà trẻ đang mắc phải có thể gây suy giảm thị lực trầm trọng.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ bằng bông hàng ngày nhiều lần ngay khi gỉ mắt còn ướt. Khi lau mắt cho trẻ, người lớn cũng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Lưu ý khi đưa trẻ đi ra ngoài, nên bảo vệ mắt khỏi khói, bụi bẩn và không được cho trẻ dụi mắt vì có thể thêm khó chịu và làm cho vi khuẩn lây lan nhanh hơn.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm