Tại sao răng bị mục? Những thông tin cần biết về tình trạng răng bị mục

Ngọc Điệp
27/09/2021 - 15:15
Tại sao răng bị mục? Những thông tin cần biết về tình trạng răng bị mục
Răng bị mục là biểu hiện cho thấy cấu trúc răng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Răng bị mục không những gây mất thẩm mỹ, mà còn dẫn tới nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.

Răng bị mục là cách gọi khác của tình trạng sâu răng bị nặng. Theo đó, ở vị trí sâu, răng bị vỡ, mẻ, bong tróc thành các mảng lớn.

1. Nguyên nhân khiến răng bị mục

Theo các nha sĩ, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng răng bị mục là những thói quen không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể, thói quen thường xuyên ăn đồ ngọt, thích ăn thức ăn cứng khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng và răng bị mục.

Không những vậy, răng bị mục còn do việc đánh răng không thường xuyên và đúng cách. Điều này khiến cho vi khuẩn trong miệng sẽ tạo ra một lớp mảng bám dính và tích tụ dần, gây bào mòn men răng.

Khi men răng bị mòn, vi khuẩn và mảng bám này sẽ tấn công phần ngà răng mềm ở bên trong, tiếp đó tấn công tủy răng. Ở giai đoạn nghiêm trọng của tình trạng sâu răng, tủy răng sẽ bị nhiễm trùng làm gia tăng những cơn đau dưới chân răng và nướu. Theo thời gian, răng sẽ yếu dần và bị mục đi.

Sự xâm nhập sâu của vi khuẩn vào tủy răng sẽ khiến cho người có răng bị mục tăng các cơn đau ở chân răng và nướu hơn mức bình thường. Từ đó, những cơn đau nhức tột độ, mệt mỏi khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tình trạng răng bị mục không được điều trị kịp thời.

Tại sao răng bị mục? Những thông tin cần biết về tình trạng răng bị mục - Ảnh 1.

Răng bị mục là do những thói quen không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

- Vì sao răng sữa của bé bị mủn và 3 phương pháp khắc phục hiệu quả

- Áp xe răng: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

2. Dấu hiệu nhận biết răng bị mục

Thông thường, rất dễ dàng nhận biết răng bị mục bởi vì tình trạng này thường thể hiện ngay trên vùng bề mặt răng bị hỏng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số lỗ sâu răng không dễ phát hiện nếu không có triệu chứng. Hơn nữa, những cơn đau nhức cũng chưa thể hiện ra ngoài. Vì vậy, phát hiện bệnh trong những trường hợp này đều nhờ vào quá trình thăm khám của người bệnh.

Khi các lỗ sâu răng sâu dần và lan rộng hơn, răng bị mục có một số dấu hiệu điển hình sau:

- Cảm giác đau, ê buốt răng, hơi thở có mùi hôi.

- Có mùi vị gây khó chịu trong miệng.

- Răng nhạy cảm hơn và cảm thấy đau khi ăn hoặc uống những thực phẩm nóng hoặc lạnh.

- Trong một số trường hợp, có thể nhìn thấy những lỗ hổng trên răng. Các lỗ hổng này có thể bị ố màu, nâu hoặc đen.

- Nếu bị nhiễm trùng, răng nướu sẽ bị sưng tấy và xuất hiện tình trang bọng mủ. Điều này làm các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí răng có thể bị lung lay và gãy rụng.

3. Răng bị mục có nguy hiểm không?

Răng bị mục có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, răng bị mục không chỉ gây ra những cơn đau hay gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những rủi ro sức khỏe có thể gặp phải khi răng bị mục.

3.1. Tay bị run rẩy

Một trong những vấn đề sức khỏe phải đối mặt khi răng bị mục là tình trạng run tay. Nguyên nhân là vì răng bị mục khiến hệ miễn dịch ngày càng suy giảm theo thời gian. Vì thế, cơ thể yếu đi và dấu hiệu điển hình chính là tay bị run rẩy.

3.2. Cơ thể thiếu sức sống do răng bị mục

Uể oải, thiếu sức sống là vấn đề thường gặp khi có răng bị mục. Nguyên nhân là vì có thể thường xuyên hứng chịu những cơn đau nghiêm trọng do tình trạng mục răng gây nên. Những cơn đau này khiến nguồn năng lượng vốn có trong cơ thể dần hao mòn.

Ngoài ra, răng bị mục khiến bị mất thẩm mỹ, người bệnh mất tự tin, từ đó cảm thấy ngần ngại và lười biếng dần trong việc duy trì các mối quan hệ hằng ngày.

Tại sao răng bị mục? Những thông tin cần biết về tình trạng răng bị mục - Ảnh 2.

Thường xuyên bị đau do răng bị mục khiến cơ thể thiếu sức sống - Ảnh Internet.

3.3. Răng bị mục làm giảm khả năng tiếp nhận thức ăn

Khi phải đối diện với những cơn đau, khả năng tiếp nhận thức ăn của người bệnh cũng giảm đi, đặc biệt là các món ăn thô, cứng. Không những vậy, người có răng bị mục có thể bị đau thốn khi trong quá trình ăn chẳng may thức ăn mắc hoặc tác động đến lỗ răng sâu, làm cho bữa ăn bị ngắt quãng. Lâu dần, cảm giác thèm ăn bị giảm đáng kể, làm cho cơ thể từ từ thiếu chất dinh dưỡng.

3.4. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu

Nếu tình trạng răng bị mục không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu. Nguyên nhân là vì răng thường bị hư hỏng ở phần chân trước, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng nhanh chóng lan đến vùng nướu. Cần lưu ý rằng trong trường hợp bị nhiễm trùng nướu, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

3.5. Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là một trong những rủi ro về sức khỏe nguy hiểm khi tình trạng răng bị mục không được điều trị đúng cách. Theo đó, khi răng bị mục, các chất thối rữa từ răng sẽ tích tụ trong miệng và thường được nuốt xuống cùng với nước bọt.

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, các yếu tố độc hại được tiết ra từ răng bị mục sẽ hòa lẫn vào hệ tiêu hóa và máu. Điều này khiến máu bị nhiễm độc hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu.

Cần lưu ý với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em hoặc bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý khác à đlối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu rất cao. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu răng bị mục, cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

3.6. Răng bị mục gây viêm màng não

Một trong những biến chứng của tình trạng răng bị mục là viêm màng não. Các bác sĩ cho biết áp xe răng xảy ra do răng bị mục có thể dẫn đến căn bệnh viêm màng não vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra viêm màng não là vì tình trạng nhiễm khuẩn do răng bị mục không được điều trị đúng cách và kịp thời. Lúc này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu, tiếp đến là xâm nhập vào tủy sống và khu vực xung quanh não để gây nhiễm trùng.

4. Phương pháp điều trị răng bị mục

Một trong những nguyên tắc cần lưu ý khi răng có dấu hiệu mục sâu là người bệnh không nên tự xử lý tại nhà để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Theo đó, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng răng bị mục, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Dưới đây là các phương pháp điều trị răng bị mục phổ biến:

4.1. Trám răng bị mục

Trong những trường hợp răng bị mục rất nhẹ, chưa ảnh hưởng tới tủy răng, men răng cũng chưa bị tấn công, phương pháp điều trị thường là trám răng bị mục. Theo đó, các nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để bù đắp phần răng bị mục, tái tạo lại hình thể răng nhanh chóng, không xâm lấn.

Hiện nay, có nhiều vật liệu hàn trám răng khác nhau, nhưng phổ biến vẫn là composite vì chi phí rẻ, màu sắc tương tự như men răng thật không dễ phân biệt được đâu là răng thật đâu là răng trám.

Tại sao răng bị mục? Những thông tin cần biết về tình trạng răng bị mục - Ảnh 3.

Trám răng là một trong những phương pháp điều trị răng bị mục - Ảnh Internet.

4.2. Bọc sứ phục hình răng bị mục

Bên cạnh phương pháp trám răng bị mục, các bác sĩ cũng chỉ định khắc phục với phương pháp bọc răng sứ khi răng bị mục ở mức độ nhẹ.

Theo đó, chiếc răng mục được mài theo tỉ lệ chuẩn, mão răng sứ được chụp bọc lên bên ngoài, khiến cho chiếc răng mới hài hòa và tự nhiên với các răng còn lại trên khuôn hàm.

4.3. Trồng răng phục hình răng bị mục

Trồng răng phục hình răng bị mục là phương pháp được chỉ định trong trường hợp răng mục nặng, cấu trúc bị phá hủy, chỉ còn chân răng, không thể bảo tồn được. Cụ thể, thực hiện cấy ghép implant nhằm phục hình cả thân răng và chân răng bị mục.

Theo đó, trụ implant sẽ được các bác sĩ chuyên khoa cấy trực tiếp vào xương hàm, thân răng sứ được nối với trụ bằng khớp nối abutment.

5. Chế độ dinh dưỡng sau khi điều trị răng bị mục

5.1. Sau điều trị răng bị mục nên ăn gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có những thực phẩm có tác dụng giúp răng chắc khỏe, vết trám được bền chặt hơn. Cụ thể, sau khi điều trị răng bị mục cần ưu tiên những thực phẩm sau vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày:

- Thực phẩm mềm, rau củ được gọt nhỏ, ưu tiên các món súp, món canh.

- Các loại thịt xay nhỏ.

- Các loại hoa quả có tính mát, chứa nhiều khoáng chất như ổi, măng cụt, táo...

- Sữa và các chế phẩm từ sữa.

- Các loại nước ép trái cây.

5.2. Răng bị mục nên kiêng gì?

Sau khi điều trị răng bị mục không nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người bởi nếu ăn uống không đúng cách có thể dẫn tới những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là các thực phẩm nên kiêng sau khi điều trị tình trạng răng bị mục:

- Thực phẩm cứng, dai.

- Thực phẩm có xương, hạt.

- Thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.

- Thực phẩm quá ngọt, chứa nhiều đường.

- Thực phẩm gây ố, vàng răng như cà phê, bia, rượu..

Như vậy, răng bị mục là bệnh lý răng miệng phá hủy những mô cứng của răng, có diễn biến khá phức tạp theo các mức độ khác nhau. Vì vậy, để điều trị đúng cách răng bị mục, cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, có thể phòng tránh răng bị mục bằng cách phòng tránh tình trạng sâu răng như không ăn quá ngọt, đánh răng đúng cách...Điều quan trọng là khi có những biểu hiện răng bị mục càn thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm