pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tâm lý học chỉ ra trẻ có 5 đặc điểm là biểu hiện của tự ti, khó hòa nhập
Ảnh minh họa
Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho biết: Tự ti quá mức rất dễ bị trầm cảm, lâu ngày sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm. Hadfield, một nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh, đã nói: “Chỉ khi nào người ta tự tin thì mới sử dụng được trên 500% tiềm năng, còn người không tự tin, kém tự tin thì mới sử dụng được 30% khả năng của mình”.
Một giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford, thông qua một cuộc khảo sát trẻ em từ hàng trăm gia đình: Người ta thấy rằng một số trẻ em mặc cảm tiêu cực là do giáo dục gia đình không hợp lý. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện ra những hành vi giáo dục con cái không đúng cách, khiến con cái nảy sinh mặc cảm, tự ti, thì sẽ gián tiếp hủy hoại cuộc đời của con mình.
Trẻ có 5 biểu hiện này chứng tỏ đang tự ti quá mức
1. Không dám mất bình tĩnh
Những đứa trẻ quyết đoán và biết suy nghĩ sẽ lớn tiếng phản đối và bày tỏ sự không hài lòng sau khi bị đối xử bất công. Trong khi đó có những bé nhút nhát, khi bị bắt nạt cũng không dám bày tỏ thái độ bất bình.
Thông thường, trẻ tự ti dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt vì cho dù trong lòng có bất mãn cũng không dám để mình mất bình tĩnh. Nguyên nhân là vì các bé cảm thấy việc thể hiện suy nghĩ bản thân là không an toàn và sẽ làm chính mình tổn thương.
Sở dĩ trẻ có những phản ứng khác nhau như vậy có liên quan nhiều đến thái độ của cha mẹ. Khi một đứa trẻ mất bình tĩnh, nếu phụ huynh có đủ kiên nhẫn và bao dung sẽ cho phép trẻ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình. Sau khi cơn giận đã đi qua, bố mẹ có thể ngồi lại nói chuyện và phân tích cho con hiểu điều đúng - sai.
Nhưng trên thực tế không phải gia đình nào cũng làm được điều này. Nhiều cha mẹ thấy con nổi cáu sẽ mất bình tĩnh, thậm chí la mắng kèm theo lời ra lệnh “không được khóc”. Những đứa trẻ như vậy lâu dần sẽ hình thành suy nghĩ không được mất bình tĩnh. Con sẽ kìm nén những cảm xúc này, thà chịu ấm ức còn hơn dám nói ra sự không hài lòng của mình.
Dần dần trẻ sẽ trở nên tự ti, rụt rè.
2. Không dám thử những điều mới
Một đứa trẻ có lòng tự trọng thấp thường quan tâm quá nhiều đến ánh mắt của người khác, đặc biệt sợ người khác đánh giá khi thất bại. Để tránh bị người khác đánh giá, các bé có xu hướng càng ít thể hiện bản thân càng tốt và ẩn mình trong đám đông.
Khi một đứa trẻ như vậy lớn lên, ngay cả khi có cơ hội, nó có thể không nắm bắt được vì lòng tự trọng thấp và bỏ lỡ nhiều cơ hội.
3. Không muốn gặp người lạ, ngại giao tiếp xã hội
Trong tâm lý học, định nghĩa của lòng tự trọng thấp là: "Trong sâu thẳm, bạn không tin rằng mình tốt và đáng được yêu." Những người có mặc cảm tự ti mạnh mẽ, cho dù họ đã đạt được rất nhiều, nhưng sâu thẳm vẫn cảm thấy bất an.
Bởi vì người đó tin rằng những thành tựu của mình đều là do may mắn, và thực lực của bản thân anh ta thực sự rất kém. Hơn nữa, những gì người khác nhìn thấy chỉ là bề nổi, còn con người thật của bản thân thực ra rất tệ.
Nhiều đứa trẻ ở nhà không muốn ra ngoài, có thể không phải là người hướng nội, mà có thể là do quá tự ti.
Trẻ em, đặc biệt là các bé gái thường có xu hướng nhút nhát và hay xấu hổ. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện quá nhút nhát như: không dám hát trước bạn bè, không dám xuất hiện trước nhiều người, không dám tiếp xúc với người lạ... thì có khả năng sâu trong nội tâm của bé đã ẩn chứa một phần tâm lý tự ti khá lớn.
4. Không dám từ chối
Một người mẹ kể lại rằng con trai cô rất hào phóng. Cậu bé sẵn sàng đưa đồ chơi của mình cho những đứa trẻ khác. Ban đầu, bà khá yên tâm vì nghĩ con trai mình là người ga lăng, lễ phép. Nhưng rồi một chuyện đã xảy ra làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của cô.
Một lần, bạn của con trai cô đến nhà chơi. Cậu bé này rất thích một chiếc xe lửa đồ chơi và muốn mang nó về nhà. Con trai của cô lúc đầu không nói lời nào, chỉ nắm chặt lấy đoàn tàu nhỏ không buông. Thấy vậy, người bạn đứng dậy bỏ đi: “Cậu keo kiệt quá. Nếu cậu không cho sẽ không bao giờ chơi với cậu nữa”.
Không ngờ, con trai cô lập tức đuổi theo, miễn cưỡng đưa chiếc xe lửa nhỏ cho người bạn này. Thấy vậy, người mẹ hoàn toàn bất ngờ.
Điều bà mẹ không biết việc con trai không dám từ chối người khác chỉ là biểu hiện của mặc cảm.
Vì những trẻ có lòng tự trọng thấp sẽ nghĩ rằng mình “yếu đuối” và muốn làm hài lòng người khác và được công nhận. Bé thường đóng vai “người bạn tốt bụng”, sẵn sàng chịu thiệt để giúp đỡ người khác.
Vì vậy, trẻ không dám từ chối người khác, sợ bị cho là ích kỷ xấu xa, sợ làm người khác không vui mà rời xa mình.
5. Quá nghe lời
Sự ngoan ngoãn và hiểu biết của trẻ luôn được các bậc cha mẹ khen ngợi. Mọi người thường nghĩ rằng những đứa trẻ nghịch ngợm là những đứa trẻ hư. Mọi người ít biết rằng đằng sau điều này là cảm giác tự ti của đứa trẻ.
Tuy nhiên không phải bất cứ đứa trẻ nào ngoan ngoãn cũng có vấn đề. Tự ti là trạng thái tâm lý thường gặp ở trẻ em, bởi khi một đứa trẻ phải chịu sự thiệt thòi thì chúng sẽ sinh ra tâm lý dựa dẫm vào người khác để tồn tại.
Vì trẻ em cần phụ thuộc vào cha mẹ như một cá thể mạnh mẽ từ khi chúng còn nhỏ, chúng cần được cha mẹ khẳng định trong mọi việc chúng làm. Nếu được cha mẹ khen ngợi, chúng sẽ tiếp tục vâng lời, lâu dần chúng sẽ quen với việc làm theo mệnh lệnh của người khác và không coi đó là suy nghĩ thật của mình nữa. Nếu con cái chúng ta là những đứa trẻ ngoan ngoãn thì các bậc cha mẹ phải cảnh giác xem con mình có tự ti hay không.