Tận dụng live-stream và các nền tảng video, cô nông dân giúp quê hương thoát nghèo chỉ sau 1 năm

Văn Long
08/06/2020 - 07:43
Tận dụng live-stream và các nền tảng video, cô nông dân giúp quê hương thoát nghèo chỉ sau 1 năm
Live-stream và các nền tảng video đã giúp nhiều vùng quê Trung Quốc thay da đổi thịt.

Cô Gan, 37 tuổi, xuất thân là nông dân nhưng bén duyên với các nền tảng live-stream và video, từ đó hoa trái đắt hàng như tôm tươi.

"Trong quá khứ, nông dân phải trực tiếp mang sản phẩm đến chợ quê cách hàng chục cây số từ nửa đêm", Gan nói với SCMP. "Họ phải đợi hàng tiếng trước giờ họp chợ, phải chấp nhận việc bị con buôn ép giá..."

"Hiện tại, thông qua nền tảng của tôi, nông dân trong khu vực có thể dễ dàng bán cây trái với giá cao".

 - Ảnh 1.

Với những video gần gũi về cuộc sống làng quê, cô nông dân họ Gan, 37 tuổi, đã trở thành người nổi tiếng nhất Linh Sơn, Quảng Tây

Có khoảng 2 triệu người hâm mộ trên các nền tảng video phổ biến tại Trung Quốc như Toutiao và Ixigua, khoảng 700 video dài 5 phút của Gan đã thu hút tổng cộng 400 triệu views. Năm ngoái, đội ngũ của Gan thu về khoảng 1,46 triệu USD.

Dù nổi tiếng là vựa trái cây chất lượng với vải, cam xoài, nhãn... Nhưng nông dân ở đây chẳng kiếm được nhiều từ sản phẩm nông nghiệp. Chưa kể, nơi đây còn "nổi tiếng" vì điều kiện giao thông, đường xá quá tệ hại.

Mọi thứ bỗng thay đổi chóng mặt từ mùa thu năm 2017: 1,5 triệu kg trái cây đủ loại của nông dân địa phương đã được bán sạch sẽ qua cửa hàng trực tuyến của Gan. Điều này đơn giản nhờ tiện ích được chèn vào cuối video.

 - Ảnh 3.

Làm hình ảnh tốt cộng với chất lượng trái cây đảm bảo, Gan đã giúp người dân ở Linh Sơn, Quảng Tây quẳng gánh nỗi lo ép giá

Sự thành công của Gan đã khiến nhà chức trách địa phương chú ý, cơ bản vì nhiều năm qua, họ phải nhọc nhằn chống lại suy thoái kinh tế to đặc trưng vùng. Theo Qinzhou Daily, chính quyền địa phương đã mạnh dạn đầu tư 15 triệu tệ để xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ mở rộng mô hình thương mại điện tử của Gan.

Nhà chức trách thường xuyên ghé thăm nhà Gan để học hỏi cách làm. Đăng tải thành quả của cô lên website nhà nước. Quan chức và người dân Quảng Tây đều coi Gan như quý nhân phù trợ.

Cô nông dân ngày nào giờ rất có tiếng nói, thậm chí còn được cấp quyền thuê đất làm nhà kho công nghệ cao, tăng thời gian bảo quản và phân phối cho nông sản.

Mỗi khi nhận được đơn hàng, cô sẽ thông báo cho nông dân địa phương về chủng loại cũng như số lượng được yêu cầu. Thu hoạch xong, nông sản tập trung về kho của Gan, nơi nó được sơ chế và đóng gói để gửi đi.

Riêng việc phân loại và đóng gói nông sản, Gan phải thuê từ 50 - 150 nông dân liên tục làm việc mỗi ngày.

 - Ảnh 4.

"Cuộc sống ở đây đã thay đổi rất nhiều", Gan nói. "Trước kia nông dân thường bê trễ, giờ họ đã có động lực để canh tác thật tận tâm. Họ đã dạy sớm hơn, chăm chỉ và có trách nhiệm hơn"

Trước khi trở thành ngôi sao Internet, Gan sống cuộc sống bình thường ở vùng quê với việc đồng áng, bếp núc, chăm con và cha mẹ già.

Trở về quê vào năm 2008 sau khi lấy người chồng cũng là dân lao động ở Quảng Tây. Cô không muốn bỏ lũ trẻ ở quê rồi tới thành phố bươn trải như bao người khác.

Trương, người cháu đã đưa ra ý tưởng kinh doanh qua Internet cho Gan, hiểu được tiềm năng của ngành công nghiệp này và muốn đem nó về quê.

Ban đầu, Trương tìm kiếm một "cô gái trẻ đẹp, biết nhảy và hát" để làm video. Tuy nhiên, chẳng cô nào ở quê tin tưởng anh chàng vì sợ bị lợi dụng.

Theo SCMP

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm