pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tận dụng tối đa dinh dưỡng trong thực phẩm với nhóm nên ăn sống và thực phẩm nên ăn chín
Lựa chọn ăn thêm các loại rau củ quả vào chế độ ăn uống hằng ngày là lựa chọn được ưu tiên. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cũng vô cùng cần thiết đối với sức khỏe con người.
Để đảm bảo những loại thực phẩm lựa chọn đem lại lượng dưỡng chất tối đa từ thực phẩm mà bạn lựa chọn. Trước khi sử dụng bạn cần biết thực phẩm mình mua nên ăn sống hay ăn chín để đem lại lợi ích cho sức khỏe tốt nhất.
Thực tế, với khác biệt về cách chế biến có thể tạo ra sự thay đổi và khác biệt lớn về lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà cơ thể nhận được. Đặc biệt, đối với một số loại rau củ chỉ nên ăn chín, trong khi đó một số loại lại cần ăn sống mới có nhiều lợi ích.
1. Nhóm thực phẩm nên ăn chín
- Ăn chín cà rốt:
Về bản chất, cà rốt vẫn có thể ăn sống và cũng giúp cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, để củ cà rốt có thể phát huy được tối đa tác dụng của mình thì cà rốt không nên ăn sống nhưng cũng không nên hầm quá kỹ.
Theo kết quả của các nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học thì cà rốt sau khi nấu chín chứa lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống.
Chưa kể vì sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không ăn chín sẽ gây ra tình trạng khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt tiền chất vitamin A vô cùng tốt cho mắt và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Vì vậy, để có thể hấp thu được tối đa lượng dưỡng chất từ củ cà rốt, bạn nên lựa chọn nấu, hấp hoặc xào sơ để thêm vào thực đơn gia đình mình.
- Nấm:
Dinh dưỡng trong thực phẩm như nấm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nấu nấm sai cách có thể gây hại cho sức khoẻ. Một số lưu ý khi nấu nấm bạn cần biết:
- Khi nấu nấm không nên rửa quá kỹ.
- Không nấu với nồi nhôm.
- Không nấu dưới nhiệt độ quá thấp.
- Không chiên nấm với nhiều dầu.
- Cần đảm bảo nấu nấm chín từ 5 đến 10 phút để nấm chín hoàn toàn.
- Không ăn nấm và uống kèm đồ uống lạnh hay ăn nấm với bơ.
Cách chế biến nấm giúp nấm cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất cho cơ thể bằng cách nấu nồi áp suất. Những loại nấm thông thường ít calo và có hương vị độc đáo kèm theo nhiều chất xơ, chất chống oxy hoá.
Nấu chín nấm bằng nồi áp suất và nấu nhanh có thể làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong một số loại nấm.
=>> Sử dụng nước tinh khiết nấu ăn có thật sự tốt cho sức khỏe? Tìm hiểu thêm tại ĐÂY!
- Nên ăn chín cà chua:
Nhiều người vẫn ăn cà chua sống và cà chua sống cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của trường Đại học Cornell tại Mỹ cho biết, cà chua sau khi được nấu chín sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với cà chua sống.
Khác với các loại thực phẩm khác thì cà chua khi được nấu chín ở nhiệt độ cao không bị mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng. Trog khi đó, đún nóng còn khiến nồng độ lycopene và các chất chống oxy hóa tăng cao. Những hợp chất này đều có lợi cho sức khoẻ.
Mặc dù cà chua chín có nhiều lợi thế hơn nhưng mọi người vẫn có thể ăn cà chua sống và ăn cà chua sống như một loại trái cây hoặc nước ép cà chua có tác dụng giảm cân.
2. Những thực phẩm nên ăn sống
- Nên ăn sống bông cải xanh:
Bông cải xanh là thực phẩm chứa lượng lớn chất phytochemical sulforaphane có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim nay bệnh trầm cảm. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học cho biết rằng cơ thể hấp thu sulforaphane nhanh hơn khi ăn sống bông cải xanh.
Trong quá trình chế biến bông cải xanh sẽ bị mất đi nhiều dinh dưỡng và làm giảm lượng vitamin C có trong bông cải dù bằng phương pháp nấu, xào hay luộc.
Tuy nhiên, nếu muốn ăn bông cải xanh chín, bạn có thể lựa chọn cách hấp. Hấp là biện pháp giúp giữ cho bông cải xanh nhiều dinh dưỡng nhất.
- Ăn tỏi sống:
Tỏi là một loại gia vị được nhiều người lựa chọn để thêm vào món ăn với các món nấu, xào giúp món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, để tỏi phát huy được tối đa dưỡng chất mà mình có thì nên lựa chọn ăn tỏi sống.
Trong tỏi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất chống oxy hóa có tác dụng giúp cơ thể kiểm soát tình trạng cao huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, tỏi còn giàu selen rất tốt cho sức khoẻ.
- Hoa quả tươi:
Hoa quả tươi là món ăn nhẹ lành mạnh, các loại hoa quả tươi đều giàu chất xơ, ít chất béo và giúp cơ thể nhận được một lượng calo, vitamin cần thiết.
Đặc biệt, một số loại hoa quả còn có tá dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Điểm danh một số loại quả tốt cho sức khỏe con người như: quả nho, quả dâu tây, việt quất hay táo,...
Lưu ý, hoa quả tươi cung cấp cho cơ thể nhiều dinh dưỡng nhưng bạn không nên lựa chọn uống các loại nước ép hay trái cây từ cửa hàng tạp hóa vì thông thường các sản phẩm này đều thiếu chất xơ và chứa nhiều đường không tốt cho sức khoẻ.
3. Một vài lưu ý khi chế biến thực phẩm
- Cách nấu ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng của thực phẩm:
Cách bạn nấu thực phẩm vô cùng quan trọng vì điều này quyết định liệu lượng dưỡng chất có trong thực phẩm có bị bao hụt hay không. Khi thực hiện các món xào, áp chảo có thể bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, quay nhanh trong lò vi sóng lại giúp rau giữ được nhiều vitamin hơn.
- Hấp thực phẩm:
Hấp là một trong những cách tốt nhất giúp giữ chất dinh dưỡng có trong thực phẩm được tươi mà không cần thêm một chất béo từ dầu hay bơ. Không chỉ vậy, nước hấp thực phẩm cũng chứa lượng chất dinh dưỡng giống như rau bạn nấu.
Lưu ý, nhiệt độ cao của hơi nước cũng có thể phá hủy một số chất dinh dưỡng trong một số loại rau nhất định. Vì vậy, đối với một số loại rau bạn nên lựa chọn sử dụng bằng cách ăn salad.
- Không quên chú ý thời gian:
Bất kỳ món ăn hay thực phẩm nào cũng cần được chú ý đến thời gian. Thời gian nấu, hấp sẽ quyết định lượng giá trị dinh dưỡng, dưỡng chất mà thực phẩm còn lại bao nhiêu cung cấp cho cơ thể.
Mỗi một loại thực phẩm sẽ có những cách chế biến khác nhau. Để đảm bảo thực phẩm mình lựa chọn có thể giúp các thành viên trong gia đình nhận được nhiều dinh dưỡng nhất thì bạn cần lựa chọn cách chế biến thực phẩm phù hợp nhất.