pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tăng cường sự nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc bảo vệ động vật hoang dã
Ảnh: CHANCE
Thời gian gần đây, sau khi có bằng chứng về việc virus COVID-19 lây truyền từ ĐVHD sang người, lãnh đạo nhiều quốc gia đã ban hành các quyết định mạnh mẽ nhằm chấm dứt nguồn lây bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ ĐVHD. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 nhằm đưa ra các biện pháp cấp bách để bảo vệ ĐVHD, trong đó có điều khoản nghiên cứu, rà soát để xử lý hành vi tiêu thụ.
Nhóm tư vấn đã thu về 261 phiếu khảo sát, đồng thời đã thực hiện 8 cuộc phỏng vấn sâu các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực ẩm thực, dinh dưỡng, xã hội học, dịch tễ học, bảo tồn động vật và chủ các cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các các đảng viên đã được tiếp cận với các văn bản quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu dùng, sử dụng sản phẩm từ ĐVHD là được nghe qua thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ cao nhất 61,7%.
Qua kết quả khảo sát và các cuộc hội thảo tham vấn, các chuyên gia đề nghị tiến hành một nghiên cứu toàn diện hơn và thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền đề xuất Ban Bí thư ban hành văn bản/chỉ thị/chế tài mới trong Đảng phù hợp với thực trạng của Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là sau khi Chỉ thị 29 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành.
Kết quả khảo sát cho thấy:
1- Hầu hết các các đảng viên đã được tiếp cận với các văn bản quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu dùng, sử dụng sản phẩm từ ĐVHD là được nghe qua thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ cao nhất 61,7%. Có tới 10% đảng viên chưa được tiếp cận về các văn bản này, đặc biệt chỉ có 28% đảng viên được phổ biến, quán triệt tại các hội nghị và thảo luận trong các cuộc sinh hoạt chi bộ theo đúng yêu cầu của các Hướng dẫn quy định. Trong số đó thì đảng viên các tỉnh phía Nam (68%) được tiếp cận các văn bản qua các hội nghị quán triệt, phổ biến chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các tỉnh phía Bắc (chỉ có 19,4%).
2 - Mặc dù có tới gần 70% đảng viên đã được tiếp cận, quán triệt, phổ biến các văn bản của Đảng và Chính phủ, nhưng có tới 34.7% đảng viên được phỏng vấn cho biết cơ quan Đảng và Chính quyền nơi họ công tác chưa tổ chức bất kể loại hình hoạt động gì để hưởng ứng các hướng dẫn của các văn bản này, đặc biệt là tại các tỉnh miền Bắc, trường ĐH Quang Trung hầu hết chưa có hoạt động hưởng ứng nào (45,2% và 50,0%) và đến Thanh Hóa 35%.
3 - Có tới 34,1% đảng viên được hỏi đã từng trực tiếp nhìn thấy các tổ chức và cá nhân cán bộ đảng viên tiêu dùng, sử dụng sản phẩm từ ĐVHD.
4 - Nói về nguyên nhân vi phạm Chỉ thị số 29/CT-TTg dẫn đến hiện nay tình trạng săn bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài ĐVHD vẫn còn diễn biến phức tạp ở một số địa bàn, địa phương thì có tới 82,4% đảng viên cho rằng là do thực thi luật pháp chưa nghiêm và 44,1% đảng viên cho rằng Hướng dẫn của Đảng không có kèm theo các chế tài cụ thể xử lý đảng viên vi phạm.
5 - Do vậy có đến 90,4% đảng viên trả lời cần thiết phải nâng cấp thẩm quyền ban hành Hướng dẫn mới hoặc đưa thêm chế tài để Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về quản lý ĐVHD để các cấp ủy đảng và đảng viên thực hiện tốt nội dung của các Hướng dẫn và Chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong đó, các chế tài phù hợp cần bổ sung là:
- Hình thức cảnh cáo có 40,2% đảng viên đề nghị
- Hình thức khai trừ Đảng có 29,5% đảng viên đề nghị. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là đảng viên các sở, ngành tỉnh Thanh Hóa là 36% và các tỉnh Miền Bắc là 32,3%.