Tập thể dục với người cao tuổi bị tiểu đường

Nắng Mai
05/06/2020 - 13:44
Tập thể dục với người cao tuổi bị tiểu đường
Người cao tuổi bị bệnh tiểu đường muốn chăm sóc tốt thì ngoài chế độ dinh dưỡng cần thực hiện luyện tập thể dục cho người cao tuổi là hai yếu tố cơ bản trong việc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường ở bệnh nhân.

Khi người cao tuổi luyện tập thể dục bằng các động tác thể dục đơn giản sẽ góp phần cải thiện sức khỏe. Do đó, người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tập thể dục để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.

1. Vai trò của bài tập thể dục đối với người cao tuổi bị tiểu đường

Thể dục đem lại nhiều hiệu quả cho việc làm giảm lượng đường trong máu. Cơ chế này diễn ra theo hai cách:

- Khi tập thể dục sẽ làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, đây là loại hormone giúp vận cơ thể vận chuyển đường vào trong tế bào làm giảm đường máu. Điều này giúp các tế bào có khả năng sử dụng insulin tốt hơn để thực hiện hấp thụ đường từ máu để sử dụng làm năng lượng cho cơ thể.

- Tập thể dục sẽ giúp kích thích cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng mà thậm chí không cần tăng nhu cầu insulin.

Do đó, hình thành thói quen tập thể dục cho người cao tuổi bị tiểu đường không chỉ làm giảm lượng đường trong máu trong thời gian ngắn mà còn là biện pháp quan trọng giúp người cao tuổi bị tiểu đường có thể ngăn ngừa các biến chứng hàng đầu từ bệnh này là nhóm bệnh lý tim mạch.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc hoạt động thể dục thường xuyên còn giúp giảm nồng độ chất béo trong máu và huyết áp.

Tập thể dục cho người cao tuổi bị tiểu đường - Ảnh 2.

Ngoài giúp người tiểu đường thì các hoạt động thể dục còn giúp người cao tuổi giảm nồng độ chất béo trong máu và huyết áp - Ảnh Internet

2. Chế độ luyện tập thể dục cho người cao tuổi bị tiểu đường

Hoạt động tập thể dục sẽ đem lại hiệu quả khi đạt tối thiểu các tiêu chuẩn dưới đây:

- Có ít nhất 2 đến 2,5h hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh trong tuần. Các hoạt động thể chất như: đi bộ nhanh, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội, nhảy, chạy bộ.

- Thực hiện các bài tập đối kháng mỗi tuần giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp như: nâng tạ, tập chống đẩy.

- Không dừng hoạt động thể chất liên tiếp quá 2 ngày.

- Thời gian nghỉ không nên kéo dài lên tới 30 phút.

- Luôn thay đổi và kết hợp các bài tập linh hoạt với nhau để quá trình vận động thể chất không diễn ra nhàm chán.

3. Các bài tập cho người cao tuổi bị tiểu đường

- Đi dạo: Nếu vẫn có khả năng đi bộ thì việc thực hiện đi bộ là biện pháp tập thể dục vừa hiệu quả lại dễ dàng đối với người cao tuổi bị tiểu đường.

- Tập dưỡng sinh: Trong các chế độ luyện tập thì dưỡng sinh là hoạt động được tác động trực tiếp, chậm rãi và giúp cơ thể người cao tuổi trở nên thoải mái trong hơn 30 phút.

Tập thể dục cho người cao tuổi bị tiểu đường - Ảnh 3.

Người cao tuổi tập dưỡng sinh với những động tác nhẹ nhàng giúp giảm nguy cơ té ngã, tình trạng căng thẳng - Ảnh Internet

Hoạt động dưỡng sinh dù chỉ với những động tác nhẹ nhàng nhưng giúp người cao tuổi giảm nguy cơ té ngã, giảm tình trạng căng thẳng và cải thiện sự cân bằng, làm giảm tổn thương thần kinh do biến chứng tiểu đường gây ra.

- Tập thể hình: Đối với người cao tuổi có sức khỏe, nếu có thể tập thể hình thì đây là một loại hình vận động đem lại nhiều hiệu quả cao với các bài tập tạ.

- Yoga: Lựa chọn tập yoga đem lại nhiều lợi ích khác nhau, giúp giảm mỡ trong máu và chống lại tình trạng đề kháng insulin và giúp cải thiện chức năng thần kinh.

- Bơi lội: Thực hiện các bài tập bơi lội là một trong những bài tập thể dục nhịp điệu dành cho toàn thân. Bơi lội là bài tập lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bơi lội còn không gây áp lực lên các khớp cơ xương lớn khi vấn đề thoái hóa tỷ lệ thuận với tuổi tác. Việc bơi còn giúp giải phóng đôi chân hơn so với tất cả các loại hình tập thể dục khác như đi bộ hay chạy bộ.

- Đạp xe tại chỗ: Thực hiện đạp xe tại chỗ với máy thể dục cũng là hình thức tập thể dục nhịp điệu. Chiếc xe đạp đặt cố định là điều lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường vì giúp cho người bệnh có thể dễ dàng thực hiện luyện tập ở nhà. Các hoạt động ở chân khi đạp xe giúp cải thiện lưu lượng máu đến chân giúp máu lưu thông tốt hơn.

Việc lựa chọn bài tập phù hợp sẽ giúp người cao tuổi giảm các triệu chứng và tình trạng bị tiểu đường ở người cao tuổi.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm