Thiếu nữ 16 tuổi bị ung thư dạ dày vì nhiều năm ăn vặt thay cơm, 6 món này cho trẻ ăn càng ít càng tốt

HÀ VŨ.
20/05/2022 - 06:45
Thiếu nữ 16 tuổi bị ung thư dạ dày vì nhiều năm ăn vặt thay cơm, 6 món này cho trẻ ăn càng ít càng tốt
Mới đây, một cô gái 16 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, nguyên nhân khiến nhiều bậc cha mẹ phải lưu tâm.

Gần đây, theo thông tin từ trang QQ một cô gái 16 tuổi tên Tiểu Lưu ở Ninh Ba, Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ biết cô gái bắt đầu cảm thấy đau bụng và không thể ăn uống ngon miệng từ nửa năm trước. Hóa ra Tiểu Lưu đã thích ăn vặt từ nhỏ, ba bữa ăn một ngày của cô gái hầu như chỉ toàn đồ cay, thịt xiên nướng, mì gói…

Bố mẹ Tiểu Lưu bận rộn kinh doanh nên cô bé sống với bà ngoại. Thường thì bố mẹ Tiểu Lưu thể hiện tình yêu thương với con thông qua việc thoải mái cho tiền tiêu vặt. Do đó, Tiểu Lưu thường xuyên mua đồ ăn vặt mỗi ngày. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhanh chóng lên kế hoạch thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày của Tiểu Lưu. Hiện tại, Tiểu Lưu đang phải tiếp nhận hóa trị sau ca phẫu thuật.

Có một số trẻ mắc bệnh vì thói quen ăn uống không lành mạnh. (Ảnh minh họa)

Theo các bác sĩ, các loại đồ ăn vặt chủ yếu chứa đường, muối, dầu có thể khiến trẻ ăn ngon miệng nhưng không thể đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đồng thời khiến trẻ tăng cân. Ăn nhiều đồ ăn vặt có thể gây rối loạn dinh dưỡng, tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, béo phì... và đây đều là tác nhân có thể gây ra bệnh ung thư ở trẻ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn:

1. Kẹo ngọt

Trẻ thích ăn kẹo ngọt, màu sắc bắt mắt nhưng đây không phải thứ tốt cho sức khỏe các em. (Ảnh minh họa)

Kẹo thường được làm ngọt bằng xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, được các tế bào ung thư chuyển hóa nhanh hơn so với các dạng chất ngọt khác. Hơn nữa, kẹo ngọt thường có màu sắc tươi sáng, rất có thể do dùng nhiều loại phẩm màu nhân tạo.

2. Đồ ăn vặt từ bột nếp

Các món ăn vặt từ bột nếp cũng được trẻ em yêu thích như bánh dẻo, xôi, bánh nếp… Những thực phẩm này tuy có hương vị thơm ngon nhưng lại không thích hợp để trẻ ăn thường xuyên.

Nhiều bệnh phát sinh từ chính thói quen ăn uống. (Ảnh minh họa)

Những thức ăn này quá dính, dễ bám vào đường hô hấp có thể gây ngạt thở cho trẻ, hơn nữa những thức ăn này đa phần được làm bằng gạo nếp, chứa nhiều đường rất khó tiêu hóa nên sau khi ăn rất dễ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và tích tụ thức ăn.

Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này trước ba tuổi, sau ba tuổi có thể ăn với lượng vừa phải.

3. Trà sữa, đồ uống có ga

Nhiều trẻ "nghiện" trà sữa nhưng bố mẹ nên kiểm soát không cho con uống thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Trà sữa là thức uống có hàm lượng calo cao, nhiều đường, nếu uống thường xuyên sẽ dễ tăng cân, đồng thời trong trà sữa còn chứa nhiều axit béo chuyển hóa, uống nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Axit photphoric có trong đồ uống có ga như cola, nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, uống thường xuyên cũng không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nếu trẻ thích uống nước, cha mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ một ít nước trái cây mới vắt, vừa bổ dưỡng vừa ngon.

4. Đồ ăn phồng như khoai tây chiên

Khoai tây chiên là món khoái khẩu của trẻ nhỏ nhưng chúng lại chứa nhiều muối và chất béo bão hòa, không tốt cho cơ thể trẻ. Hơn nữa, do khoai tây chiên được rán ở nhiệt độ cao nên có thể sản sinh chất acrylamide tích tụ nhiều và lâu ngày có khả năng trở thành tác nhân gây ung thư. Bởi thế, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn khoai tây chiên và có thể thay thế cho trẻ ăn khoai tây theo phương pháp luộc, hấp, nấu canh...

5. Gà rán, bánh mì kẹp thịt

Thức ăn nhanh chỉ nên thỉnh thoảng dùng. (Ảnh minh họa)

Gà rán, bánh mì kẹp thịt tuy ngon thật nhưng lâu lâu mới cho trẻ ăn một lần, nếu ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng  đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Gà rán và bánh mì kẹp thịt là những thực phẩm có hàm lượng calo và chất béo cao, trong quá trình rán thịt cũng sẽ sinh ra các chất độc hại như benzopyrene, nitrosamine và acrylamide gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ nên kiểm soát tần suất cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.

6. Xúc xích hoặc các loại thịt chế biến sẵn

Theo bác sĩ, xúc xích hay các loại thịt chế biến khác như thịt xông khói, giăm bông... thường chứa các chất phụ gia bao gồm nitrite, kali sorbate... Trong đó, nitrit khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng và tạo thành nitrosamine gây ung thư, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ruột. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm