Theo TS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần (BV Bạch Mai) cách đây chừng 3 tháng, viện tiếp nhận một nữ bệnh nhân 14 tuổi (ở Hà Nội) bị co giật do sử dụng facebook. Gia đình cho biết, trước đó cháu đi học về là cắm đầu vào Facbook.
Gia đình cảm thấy khó chịu thu điện thoại thì cháu giận giữ rồi lên cơn co giật. Gia đình đưa cháu đến viện và khi làm các kiểm tra phát hiện bệnh nhi bị co giật phân ly. Đây là bệnh lý không có thực thể nên BV đành hướng dẫn gia đình để cháu vừa chơi Facebook vừa chữa bệnh. Sau một thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đã tiến triển tốt. Cháu cũng không còn vào faccebook nhiều như trước.
Gia đình cảm thấy khó chịu thu điện thoại thì cháu giận giữ rồi lên cơn co giật. Gia đình đưa cháu đến viện và khi làm các kiểm tra phát hiện bệnh nhi bị co giật phân ly. Đây là bệnh lý không có thực thể nên BV đành hướng dẫn gia đình để cháu vừa chơi Facebook vừa chữa bệnh. Sau một thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đã tiến triển tốt. Cháu cũng không còn vào faccebook nhiều như trước.
Cũng theo bác sĩ Phương, nhiều bệnh nhân được gia đình đưa đến có dấu hiệu trầm cảm, tâm thần phân liệt, ảo thanh, trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Khai thác tiền sử thì được biết nhiều cháu có thời gian vào facebook trên 5 tiếng/ngày. khi điều trị xong thì bệnh nhân không còn biểu hiện nghiện Facebook nữa lạm dụng Facebook.
TS Phương cho biết, nghiện facebook là người dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng facebook. Nó làm ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng trong cuộc sống, làm việc, học tập hoặc duy trì mối quan hệ với bạn bè,…
Các dấu hiệu và triệu chứng nghiện facebook gồm: dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về facebook hoặc lên kế hoạch sử dụng nó; cảm thấy một sự thúc giục sử dụng facebook ngày càng nhiều; sử dụng facebook để quên đi các vấn đê cá nhân; cố gắng cắt giảm sử dụng facebook mà không thành công; bồn chồn hoặc gặp rắc rối khi không sử dụng facebook; sử dụng facebook rất nhiều đến nỗi tác động tiêu cực…
Khi nghiện Facebook gây nên hệ lụy rất nghiêm trọng như mất ngủ, nghèo nàn các kỹ năng xã hội, giảm sút các mối quan hệ sống ảo, hiệu suất công việc giảm, có thể dẫn đến sử dụng chất ma túy.
Các bác sĩ cho biết, hiện trên thế giới chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cai nghiện sử dụng facebook. Tuy nhiên, khi người nhà có các dấu hiệu sau thì đưa đến BV: người dùng đã cố gắng cắt giảm vào facebook mà không thành công, cảm thấy có sự thúc giục ngày càng nhiều; gặp bồn chồn hoặc rắc rối khi bị cấm sử dụng facebook; sử dụng facebook rất nhiều đến nỗi tác động tiêu cực.
Theo các chuyên gia, so với điều trị nghiện rượu hay ma túy, việc điều trị nghiện facebook không mất nhiều thời gian, tiền bạc, nguy cơ tái nghiện thấp. Điều trị nghiện mạng xã hội cần phải thay đổi, cách ly môi trường, không cho bệnh nhân tiếp cận với phương tiện chơi game, đồng thời sử dụng thuốc, thay đổi lịch sinh hoạt (ăn, ngủ).