Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo chính bất thành 1.000 người bị bắt

16/07/2016 - 16:01
Theo thông tin mới nhất từ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc đảo chính đã khiến ít nhất 90 người chết, hơn 1.500 người tham gia đảo chính bị bắt, trong đó bao gồm 16 kẻ âm mưu đảo chính và 17 viên cảnh sát thuộc phe chính phủ.

Phần thắng nghiêng về chính phủ

Âm mưu đảo chính đã bắt đầu trở nên rõ ràng hơn vào khoảng 21 giờ 30 phút tối thứ sáu, ngày 15/7. Lực lượng đảo chính bắt đầu dàn những chiếc xe tăng trên cây cầu Bosphorus ở Istanbul. Sau đó, lực lượng vũ trang đã bắt đầu xuất hiện tại Thủ đô Ankara và máy bay phản lực cũng được huy động một thời gian ngắn sau đó.

Nhóm đảo chính tuyên bố rằng họ là “hội đồng hòa bình” và điều hành đất nước. Họ ban bố lệnh giới nghiêm và thiết quân luật. Và nhóm này cũng lên án chính phủ hiện hành đang làm xói mòn pháp luật của quốc gia này và tuyên bố sẽ sớm có một hiến pháp mới.

dao-chinh-o-tho-nhi-ky.jpg
dao-chinh-o-tho-nhi-ky-7.jpg

Ngay sau đó, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Binali Yildirim đã lên sóng truyền hình và thông báo chính thức rằng một nhóm quân đội đang cố gắng lật đổ chính phủ.  Ông cũng cảnh báo những người chỉ huy lực lượng này sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.

Được biết, vào thời điểm xảy ra cuộc đảo chính, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan đang đi nghỉ tại một thị trấn nghỉ mát vùng Địa Trung Hải. Ông đã đáp lại lời tuyên bố của quân đội đảo chính bằng một tuyên bố qua Facetime, trên sóng truyền hình CNN Turk. Ông kêu gọi người dân ủng hộ mình đổ ra đường để bảo vệ chính phủ và cảnh báo những kẻ đảo chính sẽ phải trả giá đắt. Ông nói: “Chúng ta sẽ vượt qua điều này.”.

dao-chinh-o-tho-nhi-ky-5.jpg
 Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố qua Facetime.

Những người biểu tình ngay lập tức đã đổ xuống đường và tại đây những cuộc đụng đỗ đẫm máu đã xảy ra. Các cuộc nổ súng và đụng độ đã khiến ít nhất 60 người thiệt mạng, trong số đó có 17 sĩ quan cảnh sát và 16 kẻ cầm đầu phe đảo chính. Cuộc đảo chính cũng khiến khoảng 1.000 người bị thương, trong đó 800 người phải nhập viện tại Thủ đô Ankara, và 200 người khác phải nhập viện ở Istanbul. Trong số những người bị thương, có 2 người nguy kịch do vụ đánh bom vào quốc hội.

dao-chinh-o-tho-nhi-ky-4.jpg
dao-chinh-o-tho-nhi-ky-2.jpg
 Cuộc đảo chính khiến 90 người thiệt mạng.
dao-chinh-o-tho-nhi-ky-12.jpg
 Và khoảng 1.000 người bị thương.
dao-chinh-o-tho-nhi-ky-16.jpg
 Tòa nhà Quốc hội tan hoang sau khi bị tấn công.

Theo trang tin AFP, Hơn 754 thành viên của các lực lượng vũ trang đảo chính đã bị giam giữ. Theo thông tin từ Reuters, khoảng 30 binh sĩ tham gia đảo chính sau đó cũng đã đầu hàng sau khi bị cảnh sát vũ trang bao vây ở quảng trường Taksim, Istanbul.

Bên cạnh đó, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã giải cứu thành công Tổng tham mưu trưởng quân đội, Đại tướng Hulusi Akar, từ căn cứ không quân Akinci, phía tây bắc Thủ đô và đưa ông đến một nơi an toàn sau khi bị phe đảo chính bắt cóc.

dao-chinh-o-tho-nhi-ky-17.jpg
Tổng tham mưu trưởng quân đội, Đại tướng Hulusi Akar  (Đứng bên trái)
dao-chinh-o-tho-nhi-ky-14.jpg
 Tổng thống  Erdogan về nước trong sự chào đón nồng nhiệt từ người dân.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan đã  phải đáp một chuyến bay khẩn cấp về thủ đô Ankara. Ông gọi hành động của phe đảo chính là “hành động phản bội”. Ông cũng nói rằng quân đội cần phải được thanh lọc và sau đó Thổ Nhĩ Kỳ đã cách chức 29 đại tá và 5 tướng. Đồng thời ông cũng tuyên bố chính phủ đã nắm lại quyền kiểm soát.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy các cuộc đụng độ quy mô nhỏ giữa quân đội và người biểu tình vẫn diễn ra.

dao-chinh-o-tho-nhi-ky-3.jpg
dao-chinh-o-tho-nhi-ky-1.jpg

Cảnh sát trưởng thành phố Istanbul cho biết có tới 104 binh sĩ tham gia đảo chính. Thủ lĩnh của nhóm này là đại tá Muharrem Kose, đã bị sa thải gần đây do là thành viên của Gulen, một phong trào tôn giáo và xã hội xuyên quốc gia ở Thổ Nhĩ Kỳ do giáo sĩ Hồi giáo người Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gulen cầm đầu.

Sau khi nhận được thông tin này, Tổng thống Erdogan lên án rằng cuộc đảo chính này đã cho thấy phong trào Gulen là một tổ chức khủng bố có vũ trang. Ông cho rằng Fethulla Gulen, giáo sĩ dẫn đầu phong trào Gulen chính là người đứng đằng sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, đến nay, Gulen phủ nhận có liên quan đến vụ việc.

Đảo chính và uy tín của Tổng thống Erdogan

Theo Michael Stephens, chuyên gia nghiên cứu Trung Đông, cuộc đảo chính đã ảnh hưởng sâu sắc đến Tổng thống Erdogan. Bởi lẽ ông vừa mới bước ra khỏi cuộc đấu tranh với các doanh nghiệp để khẳng định quyền lực của mình, thì nay ông lại phải đối mặt với những thách thức mới. Những tưởng như ông đã có thể kiểm soát được tình hình đất nước thì nay có lẽ tình hình đang diễn biến tồi tệ hơn.

dao-chinh-o-tho-nhi-ky-6.jpg
 Tổng thống  Erdogan khi vừa đáp chuyến bay về thủ đô để giải quyết cuộc đảo chính.

Phương Tây luôn xem Thổ Nhĩ Kỳ như một đối tác quan trọng của NATO và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo IS. Vì vậy bất kỳ sự bất ổn nào đều sẽ khiến mối quan hệ này bị lung lay.

Cuộc đảo chính đã phản ánh một sự thất vọng không hề nhỏ từ một bộ phận người dân Thổ Nhĩ Kỳ về vị Tổng thống của đất nước - ông Erdogan.

Phản ứng bất ngờ từ nội bộ và bên ngoài

Phóng viên BBC Katy Watson ở Istanbul cho biết cuộc đảo chính khiến nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảm thấy kinh ngạc. Ai ai cũng dán mắt vào điện thoại và TV, để cố gắng hiểu có chuyện gì đang xảy ra ở bên ngoài.

Theo thông tin từ trang The Guardian, Tổ chức giám sát kiểm duyệt Internet tại Thổ Nhĩ Kỳ, Turkey Blocks cho biết tất cả các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook và Youtube đều bị chặn. Chỉ có Vimeo và Instagram là vẫn còn hoạt động.

dao-chinh-o-tho-nhi-ky-18.jpg
 Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Ngay khi nhận được tin báo, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg đã lên tiếng: “Tôi kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế, tôn trọng đầy đủ thể chế dân chủ và hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng của NATO”.

Chính phủ Anh cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước nhữngsự vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh cho biết: “Chúng tôi quan ngại trước những sự kiện đang xảy ra ở Ankara và Istanbul. Đại sứ quán của chúng tôi đang giám sát chặt chẽ tình hình. Do sự bất ổn hiện nay, chúng tôi khuyến cáo các công dân Anh tránh những nơi công cộng, cảnh giác và theo dõi trang web của Bộ Ngoại giao Anh để xem khuyến cáo”.

Từ Mỹ, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry đều nhất trí ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã được bầu một cách dân chủ, kêu gọi các bên kiềm chế và tránh bạo lực, đổ máu.

Trước sự việ bạo lực leo thang, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi các bên kiềm chế và chấm dứt bạo lực: “Can thiệp quân sự là không thể chấp nhận được. Các bên nên bình tĩnh, không sử dụng bạo lực và kiềm chế tại thời điểm bất ổn này”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm