pnvnonline@phunuvietnam.vn
Thói quen ăn ngọt có nguy cơ dẫn tới chạy thận nhân tạo
Suy thận là căn bệnh được ví là bệnh nhà giàu vì sự tốn kém cho hành trình giữ mạng sống. So với ung thư thì chi phí chạy thận còn cao hơn. Bác sĩ Que Zhuangli, bác sĩ y học gia đình tại Bệnh viện Yadong (Trung Quốc), cho biết thận giống như máy lọc nước của cơ thể con người, nếu suy giảm chức năng thì cần phải điều trị thay thế thận (RRT) để đào thải chất độc ra khỏi thận), lọc màng bụng (PD ), ghép thận... Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sau 10 năm của bệnh nhân lọc thận là 35%, có nghĩa là hơn 60% người không sống được 10 năm.
Nhiều người cho rằng thói quen ăn mặn là nguyên nhân gây ra bệnh thận. Tuy nhiên, bác sĩ Que Zhuangli cho biết: "Thực ra, nếu bạn thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ dễ dẫn tới phải lọc thận hơn".
Thói quen ăn ngọt thường xuyên có hại không kém ăn mặn. (Ảnh minh họa)
Tại sao ăn ngọt có hại cho thận hơn ăn mặn?
Một trong những nguyên nhân dẫn tới suy thận đó là bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ dễ dẫn tới các biến chứng cấp và mạn, trong đó biến chứng vi mạch thận hay là bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận mạn tiến triển.
Lý do là bệnh tiểu đường có thể gây xơ vữa các mạch máu, kể cả động mạch thận nên dẫn tới làm tắc hẹp mạch máu, gây tăng huyết áp và suy thận. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể làm hỏng các mạch máu của thận và phá hủy các bộ lọc của thận. Khi đó, thận không còn có thể làm công việc của họ một cách hiệu quả. Khi các mạch máu trong thận bị thương, thận không thể làm sạch máu đúng cách, dẫn đến lượng nước và muối bị giữ lại nhiều hơn và các chất thải tích tụ trong máu.
Hơn nữa, lượng đường trong máu cao sẽ khiến thận phải làm việc quá tải, nhiều ngày các lỗ lọc to ra gây rò rỉ albumin vi niệu ra ngoài nước tiểu, sau thời gian dài albumin niệu nhiều hơn và xuất hiện cả protein niệu.
Ngoài ra, khi mắc bệnh tiểu đường, việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan sẽ trục trặc, bàng quang bị giảm kích thích nên khi bàng quang đầy nước tiểu cũng khó gây cảm giác buồn vệ sinh. Lâu ngày nước tiểu ứ đọng bên trong gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương thận và dẫn tới suy thận.
Bệnh tiểu đường dễ dẫn tới tới biến chứng suy thận. (Ảnh minh họa)
Khi lượng đường trong máu cao hơn 180 mg/dl, thận sẽ bắt đầu thải đường vào nước tiểu. Lượng đường trong máu càng cao thì lượng đường thải ra ngoài càng nhiều trong nước tiểu. Nếu thận của bạn bình thường, điều này thường không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn bị tiểu đường, quá nhiều đường có thể gây tổn thương thận.
Và nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường có liên quan tới thói quen ăn ngọt. Việc thường xuyên ăn đồ ngọt, nhiều đường không trực tiếp dẫn tới bệnh tiểu đường nhưng nó sẽ gây béo phì, thừa cân. Đây mới là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Làm thế nào để tránh bị suy thận?
Về chế độ ăn uống, một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, đặc biệt là các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có gánh nặng lớn cho thận nên phải giảm ăn. Tốt hơn là nên ăn ít thức ăn có nhiều đường và muối càng nhiều càng tốt.
Về thói quen sinh hoạt, ngoài việc đề phòng mắc bệnh 3 cao như mỡ máu, tăng huyết áp, tăng đường huyết cũng như mắc các bệnh tim mạch, bạn nên duy trì cân nặng phù hợp và duy trì các thói quen tốt như tập thể dục đều đặn, ít hút thuốc và ít uống rượu để ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch, bệnh thận mãn tính, gây suy thận.
Quan trọng hơn, không được dùng thuốc không rõ nguồn gốc, nếu không có thể gây hại cho thận. Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh thận tuyệt đối không được tự ý lạm dụng thuốc hoặc tin vào các bài thuốc dân gian.