Thông tin từ A đến Z về hiện tượng mọc mụn ở nướu răng

Ngọc Lan
05/10/2021 - 15:53
Thông tin từ A đến Z về hiện tượng mọc mụn ở nướu răng
Tình trạng mọc mụn ở nướu răng có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ răng miệng người bệnh. Vậy bệnh lý này cần xử lý như thế nào?

Thông thường, khi triệu chứng nổi mọc mụn mủ ở nướu răng xuất hiện còn là dấu hiệu có thể cảnh báo rằng bạn đang gặp phải một vài vấn đề sức khỏe răng miệng cần được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, nếu không điều trị tình trạng này một cách cẩn thận, khỏi bệnh thì mọc mụn ở nướu răng có thể gây ra các ảnh hưởng đến răng cũng như xương hàm.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mọc mụn ở nướu răng

Tình trạng mụn ở nướu răng là tình trạng trên nướu có xuất hiện các nốt đỏ mọng nước, trong khi đó các nốt này có màu trắng và khi bị vỡ ra sẽ chảy ra dịch có màu trắng.

Hiện tượng bị nổi mụn ở nướu răng thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em là chủ yếu. Tuy nhiên, người lớn cũng không nên chủ quan và coi thường tình trạng bệnh này.

Điểm danh một số nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn mủ ở nướu răng:

1.1. Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người nói chung mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng nói riêng. Đối với một chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh không cân bằng dinh dưỡng, khoáng chất thì sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng mọc mụn ở lợi xảy ra.

Đặc biệt đối với trẻ em, trẻ nhỏ thường có thói quen ăn các loại đồ ăn vặt ngọt và dẫn đến việc trẻ bị mọc mụn trắng ở lợi.

Người lớn có thể mọc mụn ở nướu răng khi không thường xuyên kiểm soát chế độ ăn uống của mình, khi ăn quá nhiều món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, tình trạng nướu răng mọc mụn còn có thể xảy ra do ăn quá nhiều các thực phẩm chứa đường.

Thông tin từ A đến Z về hiện tượng mọc mụn ở nướu răng - Ảnh 2.

Thức ăn cay nóng không chỉ hại sức khoẻ mà còn là nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ bị mọc mụn ở nướu răng - Ảnh Internet

1.2. Do thói quen vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách bảo vệ hàm răng sáng khỏe và khỏi tình trạng nổi mụn ở nướu răng xảy ra. Nhưng trẻ em thường chưa hiểu rõ được việc vệ sinh răng miệng cũng như bố mẹ chưa theo sát trẻ trong quá trình nhắc nhở bé vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nổi mụn ở lợi.

Tình trạng này xảy ra do trẻ ăn nhiều loại đồ ăn chứa đường, axit mà không vệ sinh răng miệng và dẫn đến nhiều bệnh lý về răng, nổi mụn trắng ở nướu răng xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

1.3. Lây nhiễm khi thăm khám nha khoa

Có thể sẽ khiến nhiều phụ huynh bất ngờ, thực tế thì việc đi thăm khám nha khoa định kỳ là thói quen cần thiết và tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên nếu các thiết bị nha khoa không được vô trùng cẩn thận có thể làm lây nhiễm một vài bệnh lý nha khoa từ người thăm khám trước đó.

Do đó, nên tìm các cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ hoặc cho bản thân tốt nhất.

1.4. Dùng nước súc miệng có cồn

Sử dụng nước súc miệng có cồn trong đó sẽ khiến các thành phần hóa học có hại cho sức khỏe răng miệng. Đây còn là nguyên nhân khiến chân răng nổi cục trắng và xuất hiện mụn mủ ở nướu răng.

Vì vậy, việc lựa chọn nước súc miệng cũng vô cùng quan trọng đối với quá trình chăm sóc răng miệng hằng ngày. Cần lựa chọn và kiểm tra loại nước súc miệng thật kỹ trước khi sử dụng.

Thông tin từ A đến Z về hiện tượng mọc mụn ở nướu răng - Ảnh 3.

Nước súc miệng giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn, tuy nhiên dùng nước súc miệng có cồn lại có thể gây hại cho sức khoẻ răng miệng - Ảnh Internet

2. Dấu hiệu khi nổi mụn mủ ở nướu răng

Hiện tượng mụn ở nướu răng thực tế có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường bởi vì khi mụn mủ xuất hiện sẽ nhìn thấy những nốt trắng có nước ở lợi. Sau đó các nốt mụn trắng này có thể vỡ ra và hình thành các vết nhiệt miệng hoặc chuyển thành những nốt mụn trắng với dịch màu trắng.

Trong khi đó các nốt mụn mủ xuất hiện ở nướu răng có thể khiến bạn cảm thấy cộm hoặc bị vướng. Khi chạm vào các vết mụn này có thể sẽ thấy đau và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nhai dù việc vệ sinh răng miệng đã được thực hiện sạch sẽ.

Đối với trường hợp các nốt mụn mủ ở nướu răng còn bé thì không thể nào có thể tự nhận diện được nên khi phụ huynh phát hiện các nốt mụn ở răng miệng trẻ thì cần xác định có xuất hiện nổi mụn thịt ở dưới nướu hay không.

Nếu trẻ quấy khóc, không chịu ăn chơi và chơi đùa như bình thường thì có thể vết mụn ở nướu răng đang gây ra khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu.

Những trường hợp bệnh nặng hơn thì trẻ có thể bị sốt nhẹ, xuất hiện dấu hiệu nổi phát ban, bị nổi cục cứng ở lợi.

Ngoài ra cần chú ý, đối với các dấu hiệu miệng có mùi hôi, chảy máu khi trẻ đánh răng hoặc khi trẻ ăn uống thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở nha khoa để thăm khám và kiểm tra kịp thời nếu xuất hiện các bệnh lý khác để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

3. Chẩn đoán tình trạng nổi mụn ở nướu

Nổi mụn trắng ở nướu còn có thể xảy ra chủ yếu do 2 bệnh lý thường gặp gồm:

3.1. Bệnh lý áp xe răng

Khi mắc bệnh lý áp xe răng thì tình trạng nổi mụn ở nướu dễ xảy ra. Thông thường, bệnh lý áp xe răng thường bắt nguồn từ sâu răng và phát triển thành viêm tủy sau đó lan xuống vùng xương hàm ở dưới chân răng.

Trong khi đó, nếu xương hàm bị hoại tử thì tình trạng nổi mụn trắng ở nướu răng sẽ xuất hiện để thoát ra ngoài. Trong khi đó, nếu trên nướu răng xuất hiện các nốt trắng nhỏ, sau đó nốt trắng này to dần ra và bị vỡ khi chạm vào.

Tình trạng này có thể dẫn đến chảy mủ và mủ có màu trắng đục hoặc vàng xanh và có mùi hôi khó chịu.

Thông tin từ A đến Z về hiện tượng mọc mụn ở nướu răng - Ảnh 4.

Khi mắc bệnh lý áp xe răng còn là nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn ở nướu răng - Ảnh Internet

3.2. Viêm nướu gây ra hiện tượng nổi mụn ở lợi

Khi bị mọc mụn ở nướu hoặc mụn trắng ở lợi còn có thể là một trong những tình trạng xảy ra do vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng viêm nướu gây đau nhức, khó chịu.

Ngoài tình trạng mọc mụn mủ còn có thể gây tình trạng viêm loét, mụn thịt ở nướu.

3.3. Hoại tử sàn miệng

Đây là bệnh lý được biết đến là một trong những biến chứng nặng nhất của tình trạng nổi hạt trắng ở nướu. Tương tự như tình trạng áp xe răng, khi các ổ mụn xuất hiện trên nướu với ban đầu là các nốt trắng nhỏ sau đó sẽ lan rộng ra xương hàm, lưỡi, cằm và có thể khiến bạn bị ngừng hô hấp thậm chí có thể gây tử vong.

Không chỉ vậy, tình trạng mọc mụn mủ ở lợi còn là dấu hiệu ban đầu cảnh báo ung thư miệng. Do đó ngay khi phát hiện tình trạng bất thường trên răng miệng đặc biệt các vết mụn trên nướu bất thường tốt hơn hết nên tới phòng khám nha khoa uy tín hoặc bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.

4. Điều trị mụn ở nướu răng bằng cách nào?

Có thể thực hiện điều trị mụn ở nướu răng tại nhà hoặc tới nha khoa, tình trạng răng miệng này sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào đối tượng bị mụn ở nướu răng:

4.1. Điều trị mụn ở nướu răng cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ khi xuất hiện tình trạng nổi mụn trắng ở lợi còn có thể xảy ra do chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Vì vậy, phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý tới một số vấn đề khi xuất hiện nổi cục mụn ở lợi như sau:

- Cần thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt, các loại đồ ăn chứa nhiều đường hay đồ uống có gas để làm giảm hoặc ngăn ngừa tình trạng sâu răng xảy ra.

- Chú ý nhắc nhở trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Đối với trẻ còn quá nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng thì tốt hơn hết phụ huynh nên cho bé súc miệng lại sau khi uống sữa đêm và sử dụng gạc hoặc khăn để lau miệng cho bé 2 lần hằng ngày.

Thực tế, việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là cách giúp giảm tình trạng nổi mụn ở lợi trẻ.

Thông tin từ A đến Z về hiện tượng mọc mụn ở nướu răng - Ảnh 5.

Trẻ bị mọc mụn ở nướu răng thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra, kịp thời điều trị - Ảnh Internet

4.2. Mụn ở nướu răng của người lớn được điều trị như thế nào?

Người lớn muốn điều trị khi xuất hiện mụn ở nướu răng cũng cần chú ý:

- Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống hằng ngày. Nên ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin, canxi để xương và răng nướu phát triển khỏe mạnh.

- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cần đánh răng ngày 2 lần sáng và tối, kèm theo đó là nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để đảm bảo các mảng bám thức ăn không còn sót lại trên răng.

- Kiểm tra lại nước xúc miệng để đảm bảo rằng loại nước súc miệng bạn sử dụng không có hại cho răng nướu.

- Nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp mọc mụn ở nướu tốt hơn hết vẫn nên nhanh chóng tới bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và tùy thuộc vào mức độ nốt mụn, vết mụn mủ ở nướu răng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng mọc mụn ở nướu răng để có thể tìm cách khắc phục nếu gặp phải tình trạng này và biện pháp vệ sinh răng miệng, dinh dưỡng phù hợp để tránh mắc phải các bệnh răng miệng khác.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm