Theo bài viết đăng trên tờ Thời báo New York, Mỹ (NYT), khác với quan niệm cho rằng sau Chiến tranh Việt Nam, Hà Nội bị tàn phá nặng nề, nên kém phát triển hơn so với các đô thị trong khu vực nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Hà Nội thực sự là một trong những thành phố đẹp nhất, lâu đời nhất châu Á. Bằng chứng, đã được Tổ chức Khoa học, Văn hóa và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” tháng 7/1999. Và được tạp chí Travel & Leisure của Mỹ bình chọn 1 trong 5 thành phố hàng đầu châu Á.
Với lịch sử hơn 1.000 năm tồn tại và phát triển, Hà Nội nằm trong danh sách 11 thủ đô lâu đời nhất của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Hà Nội có diện tích lớn nhất cả nước, thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019). Hà Nội cùng với TP.HCM là hai trung tâm kinh tế-xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của Việt Nam qua các thời kỳ, kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long luôn là trung tâm văn hóa, giáo dục và thương mại của cả nước. Sau đó nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.
Theo hãng tin AP của Pháp, Hà Nội đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, nhưng hai thập kỷ trở lại đây đã phát triển với tốc độ vô cùng ấn tượng. Vẫn giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ nhắc nhở thế hệ sau về những ký ức hào hùng của dân tộc. Như Khu phố cổ và hơn 600 ngôi chùa và đền thờ. Tiêu biểu có chùa Một Cột (xây dựng năm 1049), Văn Miếu (xây dựng năm 1070), Thành cổ Hà Nội, Nhà hát lớn Hà Nội và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Đến năm 2018, dân số Hà Nội lên tới trên 8,2 triệu người, 55% (4,5 triệu người) sống ở thành thị, 3,7 triệu sống ở nông thôn.
Theo ấn phẩm Hà Nội: Tiểu sử của một thành phố (Hanoi: Biography of a City) của tác giả William Logan ở Đại học Deakin (Úc), khi Việt Nam mở cửa với phương Tây cuối thập niên 80, Hà Nội đã phát triển vượt bậc. Ngoài các kiến trúc mang phong cách Trung Hoa, Nga, Pháp... còn xuất hiện nhiều kiến trúc mới đi theo phong cách phương Tây.
Ngày 31/7/2010, tại kỳ họp lần thứ 34 tại Brasilia, thủ đô của Brasil, UNESCO đã công nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí: Bề dày lịch sử văn hóa; tính liên tục với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là đô thị có nhiều tiềm năng về du lịch rất. Nhiều khách nước ngoài đến Hà Nội đều ca ngợi Hà Nội thân thiện, mến khách và yên bình, trong số này có cả cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đến Hà Nội hồi cuối tháng 5/2016 đã khen đặc trưng ẩm thực của Hà Nội, món ăn để lại ấn tượng khó quên trong lòng ông. Đầu năm 2019, Hà Nội đã được chọn là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên thứ hai.
Bà Rebecca Stone, chuyên viên nghiên cứu cao cấp người Mỹ, dành nhiều tháng khám phá 12 thành phố trên thế giới từ Cape Town (Nam Phi), Lisbon (Bồ Đào Nha), Valencia (Tây Ban Nha) cho tới Kuala Lumpur (Malaysia), Hà Nội và Chiang Mai (Thái Lan)... đã có bài viết đăng trên trang Skift. Theo Rebecca Stone, tương lai của Hà Nội đầy triển vọng bởi thành phố này có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, cầu thị và mến khách.
“Tôi luôn thắc mắc tại sao người Việt lại tốt bụng, hiếu khách và cười nhiều đến thế, trong khi đó một người New York như tôi phải gắng lắm mới nở nụ cười đáp lại”, Rebecca Stone trải lòng.
Với tiêu đề Hanoi, Vietnam: Looking Toward the Future (Hà Nội, Việt Nam: Hướng tới tương lai), báo Sandiegoreader (SR) của Mỹ đề cập tới triển vọng tươi sáng của Hà Nội, thành phố lớn thứ hai và một trong những thủ đô đẹp nhất châu Á. Theo SR, Hà Nội được người Mỹ biết đến nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là thành phố có lịch sử phát triển trên 1.000 năm. Theo Derek Ray, tác giả bài viết, Hà Nội không chỉ đẹp, cổ kính, mà người dân nơi đây rất mến khách, ẩm thực lạ miệng, ngon và có nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử như Nhà tù Hỏa Lò, hồ Hoàn Kiếm, Bảo tàng Dân tộc, Văn Miếu, Đền Ngọc Sơn và nhiều di tích cổ kính khác.
Khi trở lại trở lại San Diego, Derek Ray không chỉ viết thư cảm ơn các bạn Việt Nam mà còn có bài viết khá dài trên SR, Derek Ray cho rằng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” mà Hà Nội được UNESCO trao là chính xác. Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, độc đáo vốn có xưa kia.