pnvnonline@phunuvietnam.vn
Thủ tướng chỉ thị tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được đẩy mạnh và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết luận của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và qua tổng hợp báo cáo, quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công,… ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là địa phương) tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.
Chỉ đạo quản lý đầu tư công chặt chẽ, tiết kiệm chi ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án
Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung thực hiện rà soát, đánh giá, tổng kết và khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Đề án "Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan" để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và các luật, văn bản pháp luật có liên quan, khắc phục tình trạng chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chi ngân sách nhà nước, cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý sử dụng tài sản công theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục rà soát, hoàn thiện, ban hành định mức, đơn giá phù hợp; chỉ đạo quản lý đầu tư công chặt chẽ, tiết kiệm chi ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.
Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển
Tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên, bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60%.
Tổng hợp, lập, trình cấp có thẩm quyền quyết định dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm, phương án xử lý bù giảm thu cho các địa phương (nếu có) theo khả năng cân đối của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, hướng tới cân đối ngân sách nhà nước hằng năm và trong trung hạn.
Điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai,… dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
Năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, bảo đảm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội; đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị biết để chủ động tiết kiệm trong cân đối thu chi.
Quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong năm hiện hành để xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện. Bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ; chủ động sắp xếp, xử lý để triển khai các nhiệm vụ được giao phát sinh trong năm dự toán; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán được giao, hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau.
Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Xử lý số dư, chuyển nguồn, quyết toán các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; không chuyển nguồn sang năm sau đối với các khoản kinh phí đã hết nhiệm vụ chi hoặc hết thời gian giải ngân để giảm bội chi ngân sách nhà nước; rà soát để thu hồi các khoản tạm ứng chi ngân sách kéo dài nhiều năm đã hết thời gian thực hiện theo quy định.
Đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Xây dựng phương án tăng cường mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; thúc đẩy sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.
Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm tiết kiệm. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; không để lãng phí thất thoát tài sản công.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm chi ngân sách nhà nước theo dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quy định pháp luật.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm theo quy định đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị.
Bộ Tài chính chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền theo quy định.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
TIN NỔI BẬT

Tinh gọn bộ máy nhưng không "mỏng" phong trào - Bài cuối: Sứ mệnh của Hội LHPN trong kỷ nguyên thịnh vượng
Cùng với cả hệ thống chính trị đang chuyển mình thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, các cấp Hội LHPN đã chủ động sắp xếp tổ chức theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Trong bối cảnh ấy, Hội vẫn giữ vững vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động phụ nữ sẵn sàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong
Báo Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ, diễn ra sáng ngày 9/4/2025 ở Hà Nội.

Tìm anh giữa mùa Xuân đại thắng
Ngày 30/4/1975, giữa biển người hân hoan đổ ra đường chào đón đoàn quân giải phóng, mừng thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, có một người phụ nữ lặng lẽ với ánh mắt khắc khoải kiếm tìm. Đó là bà Huỳnh Quan Thư, cán bộ Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định, một người vợ trẻ đang mòn mỏi ngóng trông bóng hình người chồng thân yêu. Khi ấy, bà vẫn chưa biết, chỉ hai tuần trước ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, chồng bà đã anh dũng hy sinh trên đường tiến vào thành phố.

Vàng sẽ đi về đâu sau khi thuế quan áp dụng lên toàn cầu của Tổng thống Mỹ có hiệu lực?
Giá vàng tăng mạnh trở lại vào phiên hôm nay (9/4) sau khi thuế quan áp dụng lên toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump có hiệu lực, trong đó Trung Quốc chịu mức thuế cao nhất: 104%.

Phụ nữ trước làn sóng thương chiến toàn cầu
Thế giới đang rung chuyển bởi cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng, kéo theo những căng thẳng mới trong thương mại quốc tế. Giữa những con số về tăng trưởng, chuỗi cung ứng và cán cân thương mại, ít ai chú ý đến những bàn tay lặng lẽ trên dây chuyền sản xuất giày da, may mặc, điện tử - nơi phần lớn là phụ nữ. Trong mọi cuộc khủng hoảng toàn cầu, họ thường chịu ảnh hưởng đầu tiên nhưng lại là những người cuối cùng được phục hồi.

Phụ huynh phải "cõng" thêm phí tại trung tâm dạy thêm
Sau gần 2 tháng triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm, tình trạng phụ huynh phải “cõng” thêm phí tại các lớp học thêm ở trung tâm ngoài nhà trường đòi hỏi cơ quan quản lý giáo dục cần có giải pháp phù hợp.

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trở thành chuyên gia trong chương trình Google về lĩnh vực AI tạo sinh
Google công bố Nguyễn Khánh Linh là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trở thành chuyên gia Google trong chương trình Google Developer Expert, cũng là chuyên gia Google Developer Expert về Máy học (Machine Learning) đầu tiên thuộc lĩnh vực AI tạo sinh của năm 2025.

Phát hiện con yêu sớm, cha mẹ đừng tạo ra những "vết nứt vô hình"
Khi một đứa trẻ lần đầu biết rung động, điều chúng cần không phải là một bản án, mà là một cái ôm thấu hiểu. Nhưng thật tiếc, nhiều cha mẹ lại phản ứng như thể con mình vừa phạm phải một tội tày trời.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tin tức của Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VNeID
Việc tin tức của Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VneID mở ra cơ hội rộng lớn hơn để người dân được tiếp cận nguồn thông tin đầy ...

An Nhơn (Bình Định): Chú trọng tuyên truyền sử dụng mạng xã hội an toàn cho hội viên, phụ nữ
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế, tiếp cận thông tin... Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng. Trước thực tế đáng lo ngại này, Hội LHPN thị xã An Nhơn (Bình Định) đã tập trung tuyên truyền về sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng chống lừa đảo trực tuyến cho hội viên, phụ nữ.

67 tập thể và cá nhân được trao giải cuộc thi "Phụ nữ Bình Dương một lòng trung với Đảng"
Ngày 9/4, Hội LHPN tỉnh Bình Dương tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi “Phụ nữ Bình Dương một lòng trung với Đảng”.

Vùng 5 Hải quân: Tuyên dương 19 gương mặt quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc
Chiều 9/4, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2022 - 2025.

Sẽ bỏ quản lý cán bộ, công chức theo ngạch, bậc và thay thế bằng vị trí việc làm
Bộ Nội vụ đề xuất bãi bỏ các quy định liên quan đến ngạch, bậc công chức trong Luật Cán bộ, công chức hiện hành và thay vào đó sẽ quản lý công chức theo vị trí việc làm.

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Ngày 9/4, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí về cuộc Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 và một số hoạt động văn hoá, nghệ thuật trọng điểm trong tháng 4/2025.

Cán bộ Hội LHPN Bến Tre: Thích ứng, vững vàng trước những yêu cầu mới đặt ra
Với tinh thần chủ động, đội ngũ cán bộ Hội LHPN tỉnh Bến Tre đã và đang chuẩn bị sẵn sàng tâm thế trước những chuyển động sắp tới theo chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính. Các cấp Hội trên địa bàn tỉnh không chỉ duy trì ổn định phong trào phụ nữ mà còn khẳng định năng lực thích ứng linh hoạt, vững vàng trước các yêu cầu mới, góp phần giữ vững vai trò, vị thế của tổ chức Hội trong giai đoạn chuyển đổi.

GS.TS Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, qua đời ở tuổi 82
GS.TS Phan Lương Cầm qua đời vào rạng sáng ngày 9/4, ở tuổi 82. Bà từng được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 1995 và có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, khoa học-công nghệ, vì sự tiến bộ của phụ nữ và bảo trợ trẻ em.