Thực hư chuyện rau má có tác dụng chữa đau dạ dày

Nắng Mai
17/05/2021 - 17:15
Thực hư chuyện rau má có tác dụng chữa đau dạ dày
Rau máu được biết là loại thực phẩm đem nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy đau dạ dày có nên uống nước rau má không và tại sao nên sử dụng loại thực phẩm này trong quá trình điều trị người bệnh?

1. Rau má

Rau má được biết đến là loại cây thân thảo và có nguồn gốc từ nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Rau má có hình dạng giống đồng tiền tròn, xếp nối nhau nên còn có tên gọi khác là tiền thảo.

Dễ dàng tìm thấy rau má các bờ mương hay thung lũng, tán lá của vườn cây hoặc men theo bờ ruộng. Rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi đặc biệt vị trí ẩm thấp. Thân cây mảnh, lá mọc so le, tụ khoảng 2 đến 5 lá trên một mấu và có hoa màu trắng, quả màu nâu đen.

1.1. Tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Rau má có thể sử dụng toàn cây, dùng tươi, phơi khô hoặc sấy khô và đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo thêm Tác dụng của rau má

Rau má còn được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh, đây là một loại thảo dược thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic.

Các bộ phận trên mặt đất của cây rau má được sử dụng làm thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh zona, phong, tả, lỵ, giang mai, cảm lạnh thông thường, cảm cúm,...

Không chỉ vậy, rau má còn được sử dụng để điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần hay bệnh Alzheimer và có tác dụng cải thiện trí nhớ.

Đặc biệt, rau má được sử dụng để chữa lành vết thương, chấn thương hay các vấn đề về lưu thông máu như giãn tĩnh mạch, cục máu đông ở chân.

Đau dạ dày có nên uống nước rau má không? Thực hư chuyện rau má có tác dụng chữa đau dạ dày - Ảnh 2.

Rau má còn được sử dụng để điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần hay bệnh Alzheimer và có tác dụng cải thiện trí nhớ - Ảnh Internet

Mùa hè, rau má được sử dụng trong việc chữa trị say nắng. Và còn có tác dụng với viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống hay đau dạ dàytiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, thiếu máu, hen suyễn, tiểu đường,...

Với phụ nữ, rau má còn được sử dụng để ngừa thai, không hành kinh và khơi dậy ham muốn tình dục. Đồng thời, rau máu còn được sử dụng để chữa vết thương, giảm sẹo do vết rạn da khi phụ nữ mang thai.

1.2. Ăn nhiều rau má có tốt không?

Sau khi tìm hiểu các tác dụng rau má ở trên, mọi người có thể lựa chọn bổ sung rau má vào bữa ăn cho gia đình mình để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, dùng nhiều rau má, lạm dụng rau má lại không tốt như bạn nghĩ.

Học viện Y tế Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo, bạn không nên sử dụng rau má quá 6 tuần nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ.

Cân nhắc sử dụng rau má đối với người có tiền sử bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư.

Liều lượng sử dụng rau má đúng chuẩn, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má tương đương 40g. Nếu gặp các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch thì có thể uống từ 60 đến 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.

Nên biết, tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, liều sử dụng rau má sẽ khác nhau. Sử dụng rau má khác nhau còn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần được quan tâm khác. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra liều dùng phù hợp nhất.

2. Đau dạ dày có nên uống nước rau má không?

Rau má (mã đề thảo, liên tiền thảo, tinh huyết thảo,…) là loại rau dễ sống và dễ trồng trong tự nhiên. Bên cạnh là một loại rau thơm ngon trong thực đơn hang ngày, rau má còn được nhiều người dùng để chữa bệnh.

Thực hư chuyện rau má chữa đau dạ dày - Ảnh 1.

Đau dạ dày có nên uống nước rau má thì câu trả lời là Có - Ảnh Internet

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng của rau má chữa đau dạ dày. Cụ thể, trong rau má chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm nhanh chóng chứng ợ chua, ợ nóng, đau tức vùng ngực do các bệnh lý đau dạ dày gây nên.

Có được điều này là do rau má chứa nhiều vitamin: B, K, C cùng một số khoáng chất như: alkaloid, canxium, phôt pho, saponins. Những khoáng chất này có khả năng kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày và giảm dần các cơn đau dạ dày khá tốt.

Vậy đau bao tử uống rau má được không? thì câu trả lời là Có. Chỉ cần lựa chọn rau má và uống đúng liều lượng sẽ có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa trị tình trạng đau dạ dày hiệu quả.

3. Một số bài thuốc dùng rau má hỗ trợ chữa đau dạ dày

3.1. Đau dạ dày có nên uống nước rau má - nước ép rau má hỗ trợ chữa trị đau dạ dày

Nước ép rau má đã quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Để tạo ra bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả này, bạn chỉ cần dùng một nắm rau má, đem nhặt và rửa sạch.

Sau khi bạn đã để ráo nước, cho rau vào trong máy để xay nhuyễn. Bạn nên lưu ý lọc lấy nước cốt, bỏ bã, thêm một ít đường để nước rau má dễ uống hơn.

3.2. Dùng rau má sống

Ăn rau má sống không phải ai cũng có thể ăn được vì rau má sống tương đối đắng và khó ăn. Tuy nhiên, sử dụng rau má sống lại là cách hỗ trợ chữa đau dạ dày đơn giản.

Bài thuốc này cực kỳ dễ sử dụng, không tốn thời gian chuẩn bị mà lại có tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch rau rồi nhai sống trực tiếp.

3.3. Nước rau má để khô

Thực hư chuyện rau má chữa đau dạ dày - Ảnh 2.

Nước rau má sắc lên giảm đau dạ dày nhanh chóng - Ảnh: Internet

Sau khi mua về, bạn đem rau má rửa sạch rồi sấy khô. Sau đó, bạn cho rau má vào một túi ni lông, để nơi khô ráo để bảo quản được lâu.

Mỗi lần sử dụng, bạn có thể lấy khoảng 100 gam rau má khô. Sau đó, bạn đem chúng sắc lấy nước uống như uống trà.

Rau má có tác dụng giảm đau khá tốt và nhanh chóng. Vì vậy, thói quen uống nước ép hay nhai sống rau má sau khoảng mười lăm phút đau dạ dày sẽ giúp cơn đau dịu lại.

Ba bài thuốc dùng rau má chữa đau dạ dày chỉ phù hợp với những người mới chớm bệnh. Còn đối với những ai bị bệnh lâu năm, bệnh mãn tính, chỉ nên sử dụng 3 bài thuốc này phối hợp với phác đồ điều trị chính thức của bác sĩ.

4. Một số lưu ý khi dùng rau má chữa đau dạ dày

Mặc dù rau má là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao. Chính vì vậy, bạn không thể lạm dụng khi sử dụng rau má.

Thứ nhất, nếu sử dụng nhiều ra má sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Bởi rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ.

Bài thuốc sử dụng rau má chữa đau dạ dày không dành cho phụ nữ mang thai. Bởi bài thuốc sẽ làm giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng có con. Loại rau này đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng trong thai kỳ.

Đối với người bình thường, theo các chuyên gia, lượng dùng cho một ngày là một cốc nước rau má tương đương 40g rau má trở xuống.

Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên sử dụng rau má liên tục quá một tháng. Nếu muốn tiếp tục sử dụng rau má chữa đau dạ dày, bạn phải nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.

Thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn liệu đau dạ dày có nên uống nước rau má không và sử dụng rau má như thế nào là đúng cách để đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm