Thực hư việc xông hơi bằng lá, súc miệng nước muối phòng được Covid-19

Minh Ngọc
02/08/2021 - 10:15
Thực hư việc xông hơi bằng lá, súc miệng nước muối phòng được Covid-19
Một vài ngày gần đây mạng xã hội đang lan truyền thông tin phòng Covid-19 bằng cách xông hơi bằng lá, súc miệng nước muối. Tuy nhiên, dưới góc nhìn và kinh nghiệm của bác sĩ người Mỹ gốc Việt Dr Wynn Tran, liệu điều đó có chính xác?

Bác sĩ Dr Wynn Tran (Huynh Wynn Tran) hiện đang làm việc tại Tổ chức y khoa VIETMD, Hoa Kỳ đã có những chia sẻ thực tế về kinh nghiệm chữa trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ và những lời khuyên bổ ích để mọi người không nên làm theo hướng dẫn không có căn cứ trên mạng xã hội, thậm chí có thể khiến người bệnh tiền mất tật mang.

1. Kinh nghiệm của Bác sĩ trong việc vượt qua đại dịch Covid-19 tại Mỹ

Hiện nay TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang trong khu vực giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Cũng giống như Hoa Kỳ cách đây vài tháng, điều quan trọng nhất để giảm nguy cơ trở thành F0 chính là cơ thể phải có một hệ miễn dịch tốt.

Thực hư việc xông hơi bằng lá, súc miệng nước muối phòng được Covid-19 dưới kinh nghiệm của bác sĩ người Mỹ gốc Việt. - Ảnh 1.

Bác sĩ Dr Wynn Tran (Huynh Wynn Tran) hiện đang làm việc tại Tổ chức y khoa VIETMD, Hoa Kỳ - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Lá tía tô - Loại gia vị thông dụng giúp tăng cường sức khỏe trong mùa dịch bệnh COVID-19

Tình trạng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh Covid-19?

Làm sao để có điều này? Đó là hình thành thói quen tốt như tập thể dục, ăn uống điều độ, bỏ thuốc lá, rượu bia. Đối với bệnh nhân phải sống chung với các bệnh mãn tính, một chế độ sinh hoạt hợp lý là tiền đề cải thiện hệ thống miễn dịch. Khi gặp phải Covid-19 sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như các triệu chứng trở nặng.

Ngoài ra, các biện pháp 5K luôn cần tuân thủ chặt chẽ đối với bất kỳ quốc gia nào. Bản thân bác sĩ đã có thói quen đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc hoặc đi đâu đó trở về. Theo tôi, việc rửa tay quan trọng không kém gì đeo khẩu trang vì những loại virus sẽ bám trên bề mặt tiếp xúc ở nhiều nơi, vì vậy, cách làm này sẽ ngăn chặn đường lây nhiễm đi phần nào.

2. Thực hư việc dùng lá xông hơi, súc miệng nước muối sẽ phòng tránh được Covid-19, bác sĩ nhận định thế nào?

Theo Bác sĩ Dr Wynn Tran (Huynh Wynn Tran) hiện nay chưa có bằng chứng nào khẳng định việc dùng lá, súc miệng như trên sẽ phòng được Covid-19, nhưng đối với một người mang nửa dòng máu Việt Nam, đây là những bài thuốc đánh vào tâm lý con người nhiều hơn.

Một bài thuốc không điều trị bệnh nhưng có ảnh hưởng lớn về tâm lý của người Việt là dùng mật gấu, sừng tê giác. Mặc dù khoa học đã chứng minh chúng không có tác dụng trong việc chữa bệnh, nhưng do tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” của người Việt nên tới bây giờ, vẫn còn nhiều gia đình tin vào những nguyên liệu này có thể chữa được bách bệnh.

Tuy nhiên, trong 2 phương pháp phòng tránh Covid-19 trên, có 1 thông tin về dùng lá xông hơi để cải thiện hệ miễn dịch từ đất nước Malaysia thông qua cơ chế tăng nhiệt độ kích thích tế bào. Nhưng vẫn chưa có kết luận hay bằng chứng khoa học nào xác thực việc này. Vì vậy, cộng đồng nên có sự tỉnh táo để phân biệt các phương pháp phòng tránh Covid-19.

Thực hư việc xông hơi bằng lá, súc miệng nước muối phòng được Covid-19 dưới kinh nghiệm của bác sĩ người Mỹ gốc Việt. - Ảnh 2.

Cộng đồng nên có sự tỉnh táo để phân biệt các phương pháp phòng tránh Covid-19

Bác sĩ chia sẻ: "Đối với cá nhân tôi, việc dùng nước muối súc miệng có thể tiêu diệt các vi khuẩn mảng bám từ thức ăn, chứ không có tác dụng tiêu diệt virus gây Covid-19. Do đó, 2 phương pháp trên đều không có cơ sở khoa học".

Ngoài ra, việc tăng cường tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa mở lớp bảo vệ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho chính mình.

3. Kinh nghiệm của Bác sĩ từ chính các bệnh nhân đã mắc Covid-19 và điều trị thành công tại Hoa Kỳ?

"Đối với mỗi một bệnh nhân mắc Covid-19, đầu tiên tôi sẽ xem hồ sơ bệnh nền, tuổi tác và tính xác suất bệnh nhân có thể trở nặng. Tại Trung tâm y khoa VIETMD, việc tìm ra xác suất và nguy cơ khi bệnh nhân trở nặng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới các phương pháp điều trị phù hợp sau này. - Bác sĩ nhận định.

Việc đầu tiên là tra cứu bệnh nền, hướng dẫn bệnh nhân theo dõi cách nhận biết các nguy cơ bệnh Covid-19 trở nặng bao gồm: nồng độ oxy trong máu, màu sắc làn da, tiếng ho phát ra như thế nào, cặp nhiệt độ thường xuyên… Tất cả các dấu hiệu đó nếu xảy ra thì phải chuẩn bị sẵn để nhập viện.

Những biến thể của dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất nhanh, nếu không có thời gian để đánh giá rất dễ nguy cơ trở nặng. Một số bệnh nhân tới trung tâm y khoa chúng tôi chỉ trong vòng 2 tiếng đã suy hô hấp và phải thở máy. -Bác sĩ Dr Wynn Tran chia sẻ.

Có nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ mắc Covid-19 và được chữa khỏi bằng cách sử dụng gừng và uống hằng ngày 4,5 lần với mật ong để trị Covid-19, điều này có đúng không?

Điều này hoàn không có căn cứ, bởi nghiên cứu từ chuyên gia chỉ ra rằng gừng và mật ong không có tác dụng trong việc chữa bệnh Covid-19.

Có thể nhiều người chưa biết, có tới 80% tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ và sẽ tự khỏi. 20% bệnh nhân có triệu chứng cần nhập viện và 5% bệnh nhân phải điều trị ICU chăm sóc đặc biệt.

Ngược lại điều đó, nếu uống mật ong, gừng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ như loét dạ dày, suy thận. Nếu người bị bệnh tim, thận uống sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, nếu bạn dương tính với Covid-19 tốt nhất nên tự cách ly khỏi ra đình, báo cho điểm kiểm dịch nơi gần nhất và có tư vấn của bác sĩ về cách chữa trị phù hợp.

Đến hiện nay, thế giới chưa ghi nhận cách chữa trị Covid-19 thực sự hữu hiệu nào, kể cả dùng nước gừng mật ong, xông hơi hay súc miệng nước muối. Bạn không nên tìm hiểu những nguồn tin không chính thống trên mạng xã hội vì đó không phải các bác sĩ hành nghề, nếu tự tiện hành động và xảy ra nguy cơ thì không có ai chịu trách nhiệm cho các bạn cả.

*Bài viết được viết trên quan điểm riêng của Bác sĩ Dr Wynn Tran


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm