pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tiêm vaccine Covid-19 và vaccine phòng cúm cùng nhau, tác dụng phụ nghiêm trọng hơn?
Một nghiên cứu gần đây của CDC cho thấy rằng việc tiêm phòng cúm và mũi bổ sung mRNA Covid-19 cùng một lúc có thể làm tăng 8% -11% nguy cơ mắc các tác dụng phụ so với việc chỉ tiêm mũi bổ sung Covid-19 (1).
Việc tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 và vaccine phòng cúm có thể giúp cơ thể bảo vệ chống lại 2 loại virus nhưng liệu có an toàn để tiêm cùng nhau trong ngày?
1. Tiêm vaccine Covid-19 và vaccine phòng cúm cùng nhau có khiến tác dụng phụ nghiêm trọng hơn không?
Anna Hause, tiến sĩ tại CDC cho biết, tiêm hai mũi vaccine cùng lúc sẽ tạo ra một lượng kháng nguyên cao hơn so với một mũi tiêm duy nhất và có thể khiến hệ miễn dịch tạo ra một phản ứng "mạnh mẽ" hơn. Tuy nhiên, các tác dụng phụ do tiêm phòng cúm hay Covid-19 thường có xu hướng nhẹ và dễ đối phó nhanh chóng.
Vì thế mà, CDC luôn khuyến khích người dân nếu đủ điều kiện sức khỏe và đủ thời hạn nên tiêm cùng nhau.
Eward Belongia, tiến sĩ kiêm giám đốc Trung tâm Dịch tễ học Lâm sàng và Sức khỏe Dân số tại Viện Nghiên cứu Phòng khám Marshfield thì nhấn mạnh rằng, nghiên cứu trên của CDC chỉ nhấn mạnh rằng việc tiêm vaccine cúm và Covid-19 cùng nhau không gây ra bất kì nguy cơ sức khỏe gia tăng nào bao gồm tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân.
Ông cũng nhấn mạnh thêm, "Có những lý do quan trọng để bạn không nên trì hoãn việc tiêm vaccine khi có cơ hội". Ông cũng khuyên rằng, những người được tiêm hai mũi cùng lúc có thể cân nhắc tới việc tiêm ở 2 cánh tay khác nhau.
Chẳng hạn như với vaccine Covid-19 Pfizer, nghiên cứu của CDC cho thấy nhưng người tiêm phòng cúm và vaccine Pfizer cùng lúc báo cáo rằng, gần như 100% họ không có "bất kì" phản ứng toàn thân nào như người chỉ tiêm vaccine Pfizer đơn lẻ.
Đọc thêm:
Tổng hợp 14 tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có thể gặp
Tiêm vaccine có giúp giảm các triệu chứng hậu Covid không?
CDC vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về báo cáo của các tác dụng phụ khi tiêm ngừa cúm và Covid-19 cùng ngày hay tiêm cách nhau 2 tuần để đưa ra thêm các khuyến nhị về việc triển khai các mũi tăng cường khác trong tương lai.
2. Cần lưu ý gì khi tiêm ngừa cúm?
Người được tiêm phòng ngừa cúm sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus khi họ bị nhiễm. Cần khoảng 2 tuần để tạo ra kháng thể này và khả năng bảo vệ là 50-80% (có nghĩa là 50-80% người tiêm phòng virus cũm sẽ không bị cúm sau khi tiêm).
Các nhà khoa học đã làm việc không ngừng nghỉ để phát minh ra các loại vắc xin mới mỗi năm nhằm phòng cúm hiệu quả. Do đó dù năm trước bạn đã tiêm vắc xin nhưng chắc chắn không bảo vệ tốt cơ thể bạn chống lại các virus cúm đang lưu hành trong năm nay. "Việc bảo vệ miễn dịch của một người từ việc tiêm chủng giảm dần theo thời gian, do đó cần phải tiêm vắc xin mới hằng năm để có được sự phòng ngừa tốt nhất", CDC tuyên bố.
Đại đa số mọi người đều có thể tiêm phòng virus cúm. Tuy nhiên những nhóm người sau đây không nên chủng ngừa bằng vaccine thông thường:
- Những người bị dị ứng nặng với trứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể được chủng ngừa loại vaccine không chứa trứng khác như ngừa chủng cúm lợn (H1N1v).
- Những người từng bị dị ứng khi tiêm phòng virus cúm.
- Những trẻ em có hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt thì không nên chủng ngừa loại vaccine cúm sống. Đó là những trẻ bị bệnh bạch cầu hoặc HIV. Ngoài ra trẻ sống chung hoặc tiếp xúc gần gũi với người có hệ miễn dịch hoạt động kém cũng không nên tiêm vaccine sống mà nên được tiêm vaccine bất hoạt.
3. Hướng dẫn tiêm liều bổ sung, mũi 3, mũi 4 của Bộ Y tế
Hướng dẫn mới nhất do Bộ Y tế ban hành ngày 23/6/2022 hướng dẫn về tiêm liều bổ sung, mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cho người từ 12-17 tuổi và hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi như sau:
- Với người trên 18 tuổi:
- Với người từ 12 - 17 tuổi:
- Với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi:
Tóm lại thì việc tiêm phòng cúm và vaccine ngừa Covid-19 đóng vai trò quan trọng trong khi dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp. Người dân nên đi tiêm ngay khi đủ điều kiện và cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên viên tiêm chủng nếu có bất kì băn khoăn hay các tiền sử dị ứng nào khác.
Nguồn dịch tham khảo: Does Getting a COVID Booster and a Flu Shot Together Make Side Effects Worse?