pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tiền bạc mang lại cảm giác an toàn, khi bệnh tật, tôi càng thấm thía
Khi mới vào triều làm việc, rất nhiều người nườm nượp đến thăm ông.
Khi trò chuyện với mọi người, ông thường hỏi thẳng vào vấn đề "Gia đình có giàu không?".
Những người đó cảm thấy rất kỳ lạ: "Đường đường là một trọng thần có tiếng trong triều như vậy, sao lại quan tâm đến vấn đề thực dụng như vậy?".
Ông nói với người ta: "Không có tiền thì không thể duy trì cuộc sống, sẽ phải ‘khom lưng’ vì cơm áo gạo tiền, có tiền thì mới độc lập, chức này nếu muốn thì tôi có thể không làm. Vì nguyên tắc của bản thân có thể không làm điều gì đó. Tiền không chỉ giúp ngươi không chết đói mà còn bảo vệ tự do của ngươi."
Những người đó đã hiểu ra được vấn đề.
Người nói những lời này là Tư Mã Quang (một nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng nổi tiếng thời nhà Tống. Ông là tác giả của bộ sách sử nổi tiếng Tư trị thông giám).
Câu nói này của ông thực ra cũng vẫn có thể áp dụng trong ngày nay.
Tiền bạc có thể giải quyết vấn đề cơm ăn, áo mặc, nó thậm chí còn khiến tâm trí của bạn không bị lung lay. Con người ta khi không có tiền sẽ phải chạy vạy kiếm tiền, chỉ khi sinh tồn không còn là vấn đề, nhiều vấn đề khác mới có thể được giải quyết dễ dàng hơn.
Trong một cuốn sách nước ngoài có tên "Thế giới bình phàm" có một câu nói như này: "Tiền là thứ tốt, nó có thể khiến người ta không còn lo âu."
Trong cuộc phỏng vấn về vấn đề dịch bệnh tại Trung Quốc, phóng viên đã hỏi một vị bác sĩ họ Bành: "Có điều gì đặc biệt khiến anh xúc động không? Anh đã bao giờ khóc vì điều đó chưa?"
Bác sỹ Bành suy nghĩ một lúc, thở dài và nói:
"Tôi đã từng khóc rất nhiều trong một khoảng thời gian. Nhiều bệnh nhân đau đớn không thể nhập viện. Họ khóc ở cổng bệnh viện. Một số bệnh nhân thậm chí còn quỳ xuống đất van xin tôi đưa vào bệnh viện, nhưng giường đã đầy ắp, tôi cũng bất lực, chỉ có thể đứng bên cạnh, âm thầm lau nước mắt. Có một trường hợp là một phụ nữ mang thai bị ốm nặng. Cô ấy ở phòng ICU hơn một tuần và đã tốn gần 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng) để điều trị, nhà cô ấy ở nông thôn, tiền viện phí đều là đi vay bạn bè người thân. Nếu sử dụng ECMO, thực tế tình trạng bệnh nhân sẽ cải thiện và có khả năng sống sót, nhưng cuối cùng chồng của sản phụ quyết định từ bỏ việc điều trị, người chồng khóc, tôi cũng khóc, vì nghĩ vẫn còn hy vọng cứu chữa. Tất cả đều bỏ cuộc, người phụ nữ mang thai cũng ra đi. Nhưng vào ngày thứ hai sau ngày từ bỏ đó, chính sách nhà nước thay đổi, quốc gia sẽ điều trị miễn phí cho bệnh nhân mắc Covid 19. Tôi cảm thấy rất tiếc cho người phụ nữ mang thai đó."
Mặc dù nói nếu cặp vợ chồng sản phụ này có thể kiên trì thêm một chút nữa, sẽ thấy được bình minh của hy vọng.
Nhưng nó cũng khiến chúng ta cảm thấy tiền bạc vẫn quá quan trọng. Tiền bạc là cảm giác an toàn của con người. Có tiền có thể không có tất cả, nhưng không có tiền thì cuộc sống khó bền vững.
Có còn sống, có sinh tồn được rồi, chúng ta mới có thể nói về ước mơ.
Cha mẹ của Tỉnh Bách Nhiên (diễn viên người Trung Quốc) ly hôn từ khi anh còn nhỏ, ông bà ngoại là người nuôi nấng anh, và cuộc sống của cả nhà cũng rất vất vả. Năm Nhiên 16 tuổi, bà của anh không cẩn thận bị ngã từ trên lầu dẫn đến gãy bắp chân và phải nhập viện, để có tiền chi trả chi phí chữa bệnh, Tỉnh Bách Nhiên phải nói dối rằng anh đã đủ 18 tuổi để có được một công việc mang vác.
Sau này, anh thầm thề: phải nỗ lực để ông bà được hưởng phúc.
Độc lập kinh tế và tự do kinh tế là quá quan trọng, nó giúp chúng ta và nhiều người hơn có một căn nhà để sống, được điều trị y tế khi chẳng may có bệnh, là ý nghĩa cho mọi sự nỗ lực và cố gắng của chúng ta.
Vì vậy, khi còn trẻ, đừng nói rằng mình không yêu tiền, không quan tâm tới tiền bạc, bởi nó là nền tảng của cuộc đời chúng ta. Ngày xưa có thể có một túp lều tranh hai trái tim vàng, nhưng đặt vào xã hội hiện đại, điều đó khó mà thực tế.
Giải quyết các vấn đề kinh tế vốn luôn là ưu tiên hàng đầu.
Trong triết học, có một câu nói như này:
Cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phản ứng lại với cơ sở kinh tế. Có nghĩa là tiền là nền tảng, nhưng sự phát triển của thế giới tinh thần sẽ có lợi hơn cho sự tiến bộ của trình độ vật chất.
Vì vậy, trong xã hội hiện nay, nếu chúng ta có trường để học, chúng ta sẽ không bị cuộc sống kéo xuống. Dù sao thì vẫn phải có ước mơ, ước mơ là ý nghĩa của cuộc đời, còn tiền thì không.
Ước mơ và tiền bạc đều quan trọng, nhưng một người ít nhất phải sinh tồn được đã rồi mới nói đến ước mơ.
Nếu nói, cái nào quan trọng hơn, tiền bạc hay ước mơ? Chi bằng nói, sống và mơ, cái nào quan trọng hơn, nếu việc sinh tồn không còn là vấn đề nữa, vậy thì ước mơ đương nhiên cũng chẳng phải câu đố nan giải.
Làm thế nào để sinh tồn, mới là điều chúng ta tìm kiếm.
Còn có một ước mơ, mới có sự lãng mạn và cả ý thơ cho cuộc sống…
(Theo Sohu)