pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để ổn định đường huyết trong máu?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh thường xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ và tự hết sau sinh. Triệu chứng tiểu đường ở bà bầu dễ thấy như: Viêm nhiễm âm đạo, đi tiểu nhiều, khát nước, mệt mỏi…
Nếu lượng đường huyết trong máu tăng quá cao, thói quen ăn uống không khoa học của mẹ bầu dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé như: Tiền sản giật, huyết áp, băng huyết, sinh non, trẻ dễ bị dị tật thai nhi, mắc các bệnh về tim…
Để ổn định lượng đường huyết trong máu, an toàn cho cả mẹ và bé khi mang thai bà bầu nên tìm hiểu xem khi bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt?
Các loại thực phẩm nên ăn khi tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ở mức an toàn dưới 70. Tuy nhiên, các thực phẩm đó vẫn phải đảm bảo giàu chất dinh dưỡng, tốt cho bà bầu.
1. Ăn gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm chứa chỉ số GI ở mức độ an toàn 58. Giúp ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch và sức khỏe của bà bầu. Mẹ có thể ăn gạo lứt thay gạo trắng hàng ngày, với khẩu phần ăn không đổi.
Gạo lứt giàu các dưỡng chất như chất đạm, sắt, canxi, chất xơ… cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Bà bầu bị tiểu đường có thể sử dụng gạo lứt thay gạo trắng (Ảnh internet)
2. Ăn bột ngũ cốc nguyên cám
Bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc dạng bánh… có chỉ số đường huyết là 58 - chỉ số ở mức an toàn mẹ bầu có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình. Thực phẩm này chứa nhiều chất như các vitamin nhóm B, kẽm, canxi, sắt, chất xơ… rất tốt cho sức khỏe và an toàn toàn cho mẹ bầu.
Các mẹ có thể sử dụng bánh mì, bột ngũ cốc ăn trong bữa sáng hoặc bữa phụ đều được. Nó vừa bổ sung các dưỡng chất mẹ không lo đường trong máu cao.
3. Sữa các sản phẩm từ sữa
Sữa chua có chỉ số GI thấp đạt 35 và loại thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, giúp bà bầu hạn chế bị rối loạn tiêu hóa, bổ sung lượng canxi cần thiết cho thai nhi và mẹ.
Riêng sữa tươi tiệt trùng, mẹ nên chọn loại sữa ít đường và không đường sử dụng. Tránh dùng loại sữa nhiều đường, sẽ tác động xấu tới bệnh.
Sữa và sữa chua là thực phẩm cần thiết đối với bà bầu, đặc biệt nó cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Vì vậy, mẹ nên ăn, uống sữa chua và sữa mỗi ngày để con phát triển, mẹ tránh bị các triệu chứng thai kỳ.
Sữa chua có chỉ số GI thấp và rất tốt cho hệ tiêu hóa, bà bầu nên ăn mỗi ngày (Ảnh internet)
4. Bí đỏ
Trong nhóm rau, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì thì có thể ăn bí đỏ chín. Đây là loại rau quả có chỉ số đường huyết ở mức an toàn 64. Ngoài ra, bí đỏ giàu chất sắt, các vitamin, chất xơ, chất đạm… rất tốt cho bà bầu.
Mẹ có thể kết hợp nấu bí đỏ với thịt heo để món ăn ngon hơn, giàu chất dinh dưỡng hơn.
5. Bưởi
Bưởi là trái cây tốt cho bà bầu, giàu hàm lượng vitamin C, nước, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chỉ số đường huyết trong trái bưởi khá thấp chỉ 22, nên nó cực kỳ an toàn, tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Thai kỳ ở tháng thứ 4 mẹ nên ăn bưởi thường xuyên, bổ sung vào các bữa phụ hoặc tráng miệng với nước ép bưởi hoặc ăn trực tiếp. Tuy nhiên, mẹ nên đan xen các loại trái cây khác, không ăn quá nhiều tránh cảm giác sợ bưởi.
6. Khoai lang
Khoai lang thực phẩm giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón ở bà bầu hiệu quả. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn khoai lang, do thực phẩm này chứa 58 GI. Mức chỉ số đường huyết này khá an toàn cho mẹ, giúp mẹ không lo lượng đường huyết lên cao, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Mẹ có thể ăn khoai lang vào các bữa phụ hoặc bữa sáng kèm với sữa để bổ sung năng lượng, dưỡng chất.
Với GI 58, giàu chất xơ khoai lang là thực phẩm tốt cho bà bầu bị tiểu đường (Ảnh internet)
7. Đậu xanh
Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn các món ăn chế biến từ đậu xanh như chè, bột đậu xanh… để giúp ổn định đường huyết mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. Chỉ số GI của đậu xanh là 30, ở mức thấp an toàn với mẹ bị tiểu đường.
Đậu xanh giàu axit folic, chất xơ, sắt, canxi, protein rất tốt cho mẹ bầu đặc biệt là 3 tháng đầu. Hàm lượng lớn axit folic trong đậu xanh còn ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi, giúp mẹ và bé tăng cường sức đề kháng, nhận đủ năng lượng.
8. Cà rốt
Cà rốt tươi có GI ở mức thấp 35, nó là thực phẩm tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ có thể sử dụng cà rốt trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, cà rốt rất giàu các vitamin rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
Mẹ có thể uống nước ép cà rốt, chế biến cà rốt với các món luộc, canh, xào với thịt, hải sản đều rất ngon và bổ dưỡng.
Cà rốt có chỉ số đường huyết thấp, giàu vitamin rất tốt, bổ dưỡng cho bà bầu (Ảnh internet)
9. Rau cải, cà chua, cà tím
Thực phẩm trong nhóm rau củ quả này có chỉ số đường huyết khá thấp, 10 GI. Bà bầu có thể ăn mỗi ngày, bởi các loại rau này cung cấp lượng chất xơ lớn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Khi chế biến các loại rau củ quả này, mẹ nên rửa sạch, ngâm nước muối, không ăn sống, tái tránh trường hợp đau bụng, ngộ độc thực phẩm gây hại cho thai nhi.
10. Đu đủ chín
Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu bị tiểu đường có thể ăn đu đủ chín để bổ sung vitamin B9, C và các khoáng chất khác. Loại trái cây này có chỉ số GI là 60 nên an toàn với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Đu đủ chín rất tốt, mẹ có thể sử dụng làm sinh tố và hạn chế cho đường, ăn trực tiếp đều được.
11. Bún tươi
Bún tươi có GI là 35, khá thấp mẹ thể sử dụng loại thực phẩm này không sợ lượng đường trong máu cao. Bún cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Và mẹ có thể chế biến bún với các món bún cá, bún chả, bún nem… vào bữa sáng.
Bún tươi tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể (Ảnh internet)
12. Thịt nạc
Thịt nạc (thịt heo, thịt gà, thịt bò…) là những thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, kẽm… tốt cho bà bầu. Nhóm thực phẩm này có chỉ số GI ở mức an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Mẹ có thể bổ sung, đan xen các loại thịt nạc này vào thực đơn mỗi ngày và phải đảm bảo thực phẩm sạch, không bị nhiễm bệnh, chế biến chín trước ăn.
Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?
Khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất mẹ nên kiêng các thực phẩm chứa chỉ số đường huyết cao, gây nguy hiểm cho thai nhi. Các thực phẩm bà bầu bị tiểu đường nên ăn kiêng như:
- Khoai tây;
- Gạo trắng;
- Bánh mì đặc ruột;
- Gạo nếp;
- Bột dong;
- Đường trắng;
- Bánh kẹo ngọt;
- Nước ngọt có ga;
- Rượu bia.
Gạo trắng có chỉ số đường huyết 73, không tốt cho bà bầu bị tiểu đường mẹ nên lưu ý (Ảnh internet)
Nguyên tắc ăn uống với bà bầu tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn uống với bà bầu bị tiểu đường rất quan trọng, mẹ phải biết nên ăn gì và không nên ăn gì, nguyên tắc ăn như thế nào để kiểm soát tốt lượng đường huyết, giảm các triệu chứng tiểu đường gây ra.
Mẹ cần lưu ý các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Hạn chế dùng thực phẩm nhiều đường hóa học.
- Khẩu phần ăn tốt nhất chỉ nên chứa 30% chất béo.
- Không dùng đồ ăn sẵn, đóng hộp, để lạnh.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 70.
- Bổ sung thêm chất đạm, sắt, canxi, kẽm, chất xơ trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ.
- Ăn thêm các bữa phụ với các loại hạt sấy khô, sữa hoặc trái cây có chỉ số đường huyết ở mức an toàn.
- Không sử dụng thực phẩm đã chế biến, để qua đêm, có mùi thiu….
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt và kiêng những thực phẩm nào, các mẹ có thể tham khảo các thông tin trên. Với bệnh tiểu đường, ăn gì và kiêng gì rất quan trọng, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi như: Khó sinh, sinh non, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiền sản giật…
Tốt nhất, mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên lên thực đơn các món, đồ ăn và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn khoa học, ổn định huyết áp, mẹ khỏe, bé phát triển tốt.