Cũng giống như nhiều bà mẹ khác, chị Tuyết hy vọng công việc làm thêm sẽ giúp Nam hiểu ra giá trị của lao động và biết trân trọng tiền bạc hơn. Suy nghĩ của chị Tuyết cũng giống như nhiều phụ huynh khác, nhưng liệu rằng các kỹ năng quản lý tiền bạc mà các con cần học chỉ đơn giản thế thôi?
Bao cấp toàn tập
Phan Trung Quân (Hà Nội) tốt nghiệp đại học năm 2013 và làm ở vị trí Nhân viên Tín dụng Doanh nghiệp trong ngân hàng từ thời điểm đó tới nay. Bạn bè nhìn Quân với ánh mắt ngưỡng mộ bởi Quân sở hữu lối sống mà ai nhìn vào cũng muốn: Đi xe xịn, tiệc tùng liên miên, có thời gian là xách va li ra nước ngoài du lịch... Thực tế xa hoa này một phần xuất phát từ mức lương cao mà Quân nhận được. Phần còn lại xuất phát từ nguồn viện trợ của bố mẹ Quân.
Chị Nguyễn Thị Khánh (mẹ Quân) và chồng đã trợ cấp cho con tiền tiêu vặt và xăng xe mỗi tháng trong suốt bốn năm đại học và dự định sẽ chỉ trợ cấp trong ba tháng đầu tiên sau khi con ra trường, để hỗ trợ con trong quá trình tìm việc. Thế nhưng, sau ba tháng, thấy con trai vẫn đều đặn xin tiền, vợ chồng chị Khánh vẫn đồng ý tiếp tục chu cấp dù không hài lòng trước cách sống cũng như thói quen chi tiêu hoang phí của con.
“Gia đình không đến mức khó khăn nên chừng nào còn có thể chu cấp cho con và chừng nào con vẫn ngoan ngoãn, không hư hỏng, chúng tôi sẽ còn tiếp tục làm vậy. Cho con mình chứ cho ai mà tính toán thiệt hơn!”, chị Khánh chia sẻ.
Chỉ thu, không chi
Các ông bố, bà mẹ đều muốn con cái của mình có thói quen tiết kiệm tiền bạc và chi tiêu một cách hợp lý. Thế nhưng, tiết kiệm quá mức như trường hợp của Nguyễn Thùy Linh, con gái chị Phan Ý Na (Vĩnh Long) có lẽ không phải một cách hay.
“Con bé hầu như không chi tiêu gì nhiều!”, chị Na cho hay, “Tiền lương nhận được mỗi tháng, con bé giữ trong tài khoản ngân hàng và chỉ rút ra một khoản vừa đủ. Tôi giục con mua sắm quần áo hay những món đồ mà con thích song con bé nói muốn tiết kiệm tiền. Hai mẹ con thường tâm sự nên tôi biết con bé hoàn toàn không có kế hoạch nào cho việc sử dụng khoản tiền tiết kiệm đó. Chỉ là con bé không muốn tiêu xài số tiền mà mình kiếm được và thấy vui khi những con số cứ lớn dần trong tài khoản”.
Hiểu rằng tiền nên là công cụ để hưởng thụ cuộc sống, không phải là mục tiêu để chúng ta hướng đến nên chị Na rất lo lắng khi thấy con gái có dấu hiệu “bị ám ảnh” với việc tiết kiệm tiền. Con bảo, mỗi lần nhìn thấy số tiền trong sổ tiết kiệm lớn dần lên, con lại thấy như vừa… trúng số. Chị không biết phải làm sao để thay đổi cách nghĩ này của con.
Trang bị cho con kỹ năng quản lý tiền bạc
|