pnvnonline@phunuvietnam.vn
9 tác dụng và 2 tác hại của ánh nắng mặt trời
- 1. Tác dụng của ánh nắng mặt trời là gì?
- 1.1. Cung cấp vitamin D cho cơ thể
- 1.2. Tác dụng của ánh nắng mặt trời giúp ngủ ngon
- 1.3. Tăng cường sức khoẻ mắt
- 1.4. Ảnh hưởng tới làn da
- 1.5. Ánh sáng mặt trời tốt cho sức khoẻ tinh thần
- 1.6. Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể
- 1.7. Hỗ trợ giảm hàm lượng cholesterol trong máu
- 1.8. Có tác dụng tăng nồng độ oxy trong máu
- 1.9. Hỗ trợ giảm cân
- 2. Tác hại của ánh nắng đối với sức khoẻ con người
- 2.1. Tác hại của ánh nắng đối với làn da
- 2.2. Tia UV nguy hiểm như thế nào?
- 3. Bảo vệ cơ thể khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời bằng cách nào?
Ánh sáng mặt trời được biết đến là nguồn sáng tự nhiên có tác dụng cung cấp năng lượng cũng như đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Ngoài ra, việc tiếp xúc với anh sáng mặt trời có thể gây một số tác hại đối với sức khoẻ da hoặc mắt.
Tuy nhiên, việc phơi nắng đúng cách có thể đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Vậy tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng là gì?
1. Tác dụng của ánh nắng mặt trời là gì?
1.1. Cung cấp vitamin D cho cơ thể
Thực tế có thể thấy rằng tia UV của mặt trời có tác dụng giúp cơ thể tạo ra vitamin D. Đây còn là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với xương, các tế bào máu và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Giúp xương chắc khoẻ
Khi tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời thúc đẩy quá trình sản sinh vitamin D, đồng thời kích thích sự hấp thụ canxi thì đây còn là nguyên nhân giúp tăng cường sức khoẻ của xương. Khi trẻ nhỏ nguy cơ bị còi xương.
Đồng thời vitamin D có trong ánh nắng mặt trời còn giúp người lớn tuổi tránh bị loãng xương và thoái hoá xương khớp.
Có thể thấy rằng, ánh sáng mặt trời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất vitamin D của cơ thể. Điều này còn đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Hơn nữa, sánh sáng mặt trời còn được biết đến là cách cơ bản có tác dụng giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể.
- Bảo vệ khỏi bệnh đa xơ cứng và các dạng ung thư
Duy trì các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời có tác dụng kích thích sản xuất vitamin D, ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc duy trì đủ vitamin D còn giúp bạn được bảo vệ khỏi sự phát triển của bệnh đa xơ cứng cũng như dạng ung thư khác nhau gồm cả ung thư buồng trứng, ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt.
Lưu ý, đối với các nghiên cứu được thực hiện chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh ung thư nhưng không phải mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, không thể đảm bảo rằng vitamin từ ánh nắng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
- Tăng cường chức năng não bộ
Vitamin D được cung cấp nhờ ánh nắng mặt trời không chỉ giúp tăng cường sức khoẻ xương mà còn đem lại hiệu quả duy trì chức năng trí não.
Trong các nghiên cứu đã được chỉ ra rằng, ánh sáng mặt trời có tác dụng giúp kích thích sự phát triển của tế bào ở hippocampus, đây là một phần của não trước và có vài trò chịu trách nhiệm cho sự hình thành cũng như các tổ chức sắp xếp và lưu giữ ký ức.
- Giúp răng chắc khoẻ
Không chỉ bảo vệ xương chắc khoẻ mà vitamin D còn giúp răng chắc khoẻ. Vitamin D được tạo ra trong quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác dụng giúp thúc đẩy sản xuất canxi khiến xương và răng chắc khoẻ.
Đặc biệt, vitamin D còn có tác dụng hỗ trợ và kiểm soát bệnh nướu răng và chống hình thành viêm nướu răng.
Đọc thêm:
Những thông tin cần biết về vitamin D
5 loại trái cây mùa hè giúp xương chắc khoẻ
- Giảm triệu chứng hen suyễn
Các chuyên gia chỉ ra rằng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì được biết đây là một cách tốt nhất có thể điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả.
Vitamin D đem lại hiệu quả giảm triệu chứng bệnh hen suyễn, và đặc biệt khi hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp còn là nguyên nhân khiến biểu hiện của bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tác dụng của ánh nắng mặt trời giảm đau nhức xương khớp
Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng hiệu quả khi chống viêm. Trong khi đó, điều này còn đem lại hiệu quả giúp giảm tình trạng đau nhức cơ bắp cũng như khi cơ thể xảy ra các cơn đau nhức khác.
1.2. Tác dụng của ánh nắng mặt trời giúp ngủ ngon
Có thể hiểu rằng, ánh sáng mặt trời đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể. Do đó, tác dụng của ánh nắng mặt trời là giúp cho mọi người ngủ ngon hơn.
Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm có tác dụng giúp mọi người dễ ngủ hơn vào ban đêm và còn tốt hơn khi có tác dụng điều khiển mỗi người dựa trên thời gian sinh học trong ngày cũng như thời điểm đi vào giấc ngủ hoặc khi thức dậy ăn sáng. Nên ánh sáng như một động lực đằng sau đồng hồ này.
Đặc biệt, nhịp sinh học của mỗi người cần được thiết lập lại mỗi ngày với mục đích giúp đồng bộ hoá với các thay đổi về ánh sáng.
Điều này còn cho biết, việc chuyển mùa, chuyển múi giờ hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên giúp cho não có thể ngủ khi trời tối và giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
1.3. Tăng cường sức khoẻ mắt
Hấp thụ ánh sáng mặt trời vừa đủ còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ đôi mắt, đặc biệt đối với thanh thiếu niên và thanh niên.
Trong nghiên cứu được thực hiện cho biết rằng, trẻ em khi tiếp xúc với ánh sáng mặ trời nhiều còn có thể ít gây cận thị hơn. Trong khi đó, một đánh giá được thực hiện do Học viện Nhãn khoa Mỹ được công bố vào năm 2012, cho kết quả rằng đối với mỗi giờ trẻ em trong độ tuổi 20 khi ở ngoài trời thường xuyên vào buổi sáng sớm còn giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc chứng cận thị tới 2%.
Đặc biệt, ông Christopher Starr, ông là một bác sĩ nhãn khoa tại Đại học Y Weill Cornell của Mỹ có nói rằng, đối với tẻ em để tăng cường sức khoẻ đôi mắt cũng như phòng ngừa cận thị hiệu quả thì trẻ em nên dành từ 1 đến 3 giờ mỗi ngày ở bên ngoài trời, hưởng thụ ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm với mục đích kích thích sản xuất dopamine tốt cho mắt.
Bởi vì, nếu thiếu dopamine còn có thể khiến mắt bị giãn dài, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cận thị. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, việc tiếp xúc ánh sáng mặt trời dường như không có tác dụng ngược lại đối với những đứa trẻ đã bị cận thị. Ngoài ra, không nên lạm dụng ánh sáng mặt trời vì tiếp xúc trong thời gian quá dài còn có thể gây mờ mắt, đồng thời làm tăng khả năng bị đục thuỷ tinh thể.
Đọc thêm: Những thông tin cần biết về bệnh đục thủy tinh thể ở người già
1.4. Tác động tới làn da
Mọi người thông thường chỉ biết ánh nắng mặt trời hại đến làn da nhưng không phải ai cũng biết ánh nắng mặt trời nếu tận dụng đúng cách có thể có lợi đối với làn da.
Ánh sáng mặt trời được lọc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số tình trạng bệnh như vàng da ở trẻ sơ sinh. Da trẻ sơ sinh có màu hơi vàng do bilirubin hóa học trong máu. Do đó, khi đặt trẻ dưới ánh sáng mặt trời có lọc như phía sau cửa sổ để lọc bớt các tia có hại cũng có tác dụng giúp loại bỏ bilirubin.
Lưu ý, dù có tác dụng tốt điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh nhưng phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ tuyệt đối không để trẻ sơ sinh dưới ánh nắng trực tiếp bên ngoài.
1.5. Ánh sáng mặt trời tốt cho sức khoẻ tinh thần
Thực tế cho thấy, ánh sáng mặt trời có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh serotonin, đây là một chất dẫn truyền hoá học có vai trò lớn trong việc giúp con người ổn định tâm trạng.
Vì vậy, khi thiết kế không gian sống có nhiều ánh sáng tự nhiên cũng giúp cho sức khoẻ tinh thần của người sống trong không gian này tốt hơn.
Không những thế, trong các nghiên cứu được thực hiện còn chỉ ra rằng, serotonin có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm và lo lắng hiệu quả.
1.6. Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể
Có thể thấy, việc cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và số lượng tế bào bạch cầu có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, các tế bào này còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể chống lại các loại nhiễm trùng cũng như bệnh tật.
1.7. Hỗ trợ giảm hàm lượng cholesterol trong máu
Trong khi ánh sáng mặt trời có khả năng chuyển hoá hàm lượng cholesterol trong máu thành hormone steroid và các loại hormone khác cần thiết khác cho quá trình sinh sản. Vì vậy, nếu cơ thể con người không được hấp thu đủ ánh sáng mặt trời có thể khiến lượng cholesterol trong máu tăng lên.
1.8. Có tác dụng tăng nồng độ oxy trong máu
Mặt trời với ánh nắng có tác dụng giúp truyền oxy đến các mô trong cơ thể. Hơn nữa, ánh nắng mặt trời còn có tác dụng tương tự như việc tập thể dục, chúng đem lại hiệu quả tích cực đến sức chịu đựng cũng như sự phát triển của cơ bắp con người.
1.9. Hỗ trợ giảm cân
Không ít người cảm thấy bất ngờ trước tác dụng hỗ trợ giảm cân của ánh nắng mặt trời. Thực tế cho thấy, ánh nắng mặt trời giúp quá trình truyền tín hiệu giữ lại đốt chát chất béo nhanh chóng hơn, hơn nữa trong nghiên cứu được thực hiện còn cho kết quả rằng ánh nắng mặt trời có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm cân lên đến 70%.
2. Tác hại của ánh nắng đối với sức khoẻ con người
2.1. Tác hại của ánh nắng đối với làn da
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 loại ung thư trên da chính gồm:
- U ác tính.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy.
Tình trạng ung thư này xảy ra do thói quen phơi nắng quá nhiều. Do đó, việc làm việc ngoài môi trường nắng nóng hay dưới ánh nắng mặt trời mỗi người cần bôi kem chống nắng. Sử dụng kem chống nắng và mặc trang phục che chắn có tác dụng giúp phòng ngừa và giảm một số bệnh về da khác như bệnh chàm da, vảy nến trên da hoặc bạch biến trên da.
2.2. Tia UV nguy hiểm như thế nào?
Theo thang điểm đánh giá của tia UV thì khi cơ thể tiếp xúc với tia UV trong khoảng thời gian ngắn còn có thể gây đau đớn, trường hợp nghiêm trọng còn có tể gây bỏng nhiệt, về lâu dài còn có thể gây ung thư da và tử vong.
Tia UV ở mức cao nhất là 11 , trong khi đó mức thấp nhất của tia UV là 0. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng số bức xạ cực tím là tia UV cao nhất là 11 có thể gây ra tình trạng bỏng trên da chỉ với 10 phút.
Trong khi đó, nếu mức tia UV ở mức từ 8 đến 10 thì khoảng thời gian gây bỏng trên da là khoảng 25 phút.
3. Bảo vệ cơ thể khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời bằng cách nào?
Không thể phủ nhận, tác dụng của ánh nắng mặt trời đối với sức khoẻ rất tốt nếu như biết tận dụng ánh nắng mặt trời đúng cách. Tuy nhiên, đối với thời tiết nắng nóng đặc biệt trưa hè, việc bảo vệ cơ thể và làn da khỏi ánh nắng, tia UV là điều cần thiết.
Do đó, để bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím có hại cho sức khoẻ có thể tuân theo một số nguyên tắc gồm:
- Chỉ nên đi ra ngoài trời nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối. Hạn chế hoặc tránh không nên ra ngoài vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thời gian này là thời gian các tia nắng mặt trời mạnh nhất, thậm chí trong cả những ngày u ám thì tia UV vẫn có thể xuyên qua các đám mây gây hại đến cơ thể con người.
- Cần mặc quần áo chống nắng khi đi ra ngoài nắng. Việc che chắn kỹ càng còn có tác dụng giúp loại bỏ được một phần nguy cơ ảnh hưởng từ tia UV lên d cũng như sức khoẻ khi chịu tác động từ ánh nắng mặt trời.
- Ngoài mặc áo chống nắng có thể đội thêm mũ rộng rành, đeo kính và đeo khẩu trang.
- Cần bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời, hình thành thói quen bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời có tác dụng hiệu quả trong quá trình bảo vệ da khỏi ánh nắng. Đặc biệt, cần chú ý chỉ số chống nắng của kem chống nắng đang sử dụng, thấp nhất cũng cần sử dụng kem chống nắng có độ SPF 30.
- Muốn bảo vệ mắt thì cần sử dụng thêm kính râm khi ra ngoài trời nắng. Tốt hơn hết nên lựa chọn loại kính râm có thể chống lại tia UV với mục đích bảo vệ mắt hiệu quả.
- Lưu ý, thường xuyên kiểm tra sức khoe da, ngay khi phát hiện các thay đổi bất thường về hình dạng, kích thước và màu sắc của da hoặc xuất hiện các vết bớt, nốt ruồi hay đốm bất thường trên da đều cần tìm đến bác sĩ da liễu để kiểm tra ngay.
Với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của ánh nắng mặt trời đối với sức khoẻ con người và cách phơi nắng đúng nhất để ánh nắng mặt trời đem lại hiệu quả giúp cơ thể bổ sung vitamin D và năng lượng.