pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tìm hiểu chung về dịch bệnh Ebola
1. Bệnh Ebola là gì?
Chắc chắn bạn đã từng nghe đến căn bệnh vi rút Ebola từng là đại dịch ở Châu Phi năm 2014. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ bệnh Ebola là gì. Ebola là một căn bệnh chết người gây ra bởi loại vi rút cùng tên.
Có năm chủng Ebola và trong đó có tới bốn chủng vi rút gây bệnh. Vi rút sẽ gây sốt, đau nhức cơ thể và tiêu chảy, và đôi khi chảy máu trong và ngoài cơ thể con người, nguy hiểm nhất là gây tử vong nhanh chóng. Khi virus lây lan qua cơ thể, nó sẽ làm hỏng hệ miễn dịch và các cơ quan trong người. Cuối cùng, nó làm cho mức độ của các tế bào đông máu giảm xuống. Điều này dẫn đến việc chảy máu nghiêm trọng rất khó cầm máu. Bệnh do vi rút Ebola gây ra có thể giết chết tới 90% những người bị nhiễm bệnh.
Bệnh vi rút Ebola bùng phát ở Châu Phi và trở thành đại dịch tại khu vực này (Nguồn: Internet)
Các trường hợp mắc bệnh Ebola đầu tiên được báo cáo đồng thời vào năm 1976 tại Yambuku, gần sông Ebola ở Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo) và tại Nzara, Sudan. Vụ dịch Ebola năm 2014 là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử, chủ yếu ảnh hưởng đến Guinea, miền bắc Liberia và Sierra Leone. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính rằng dịch bệnh đã gây ra hơn 11.000 ca tử vong, với hầu hết tất cả xảy ra ở Tây Phi. Tại Mỹ, các báo cáo chỉ ra rằng đã có hai trường hợp nhập khẩu, bao gồm một trường hợp tử vong và hai trường hợp mắc phải tại địa phương ở nhân viên y tế. Một số ít trường hợp đã được báo cáo ở Nigeria, Mali và Senegal thuộc Châu Phi
2. Triệu chứng của bệnh Ebola
Khoảng thời gian từ khi nhiễm Ebola đến khi xuất hiện triệu chứng kéo dài từ 2 cho đến 21 ngày, Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 10 ngày là phổ biến nhất. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Ebola bao gồm:
- Sốt đau đầu
- Đau khớp và cơ bắp
- Suy kiệt cơ thể
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Cảm giác thèm ăn
Khi bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola, số lượng bạch cầu và tiểu cầu hạ thấp trong khi men gan tăng cao. Khi bệnh nặng hơn, nó gây chảy máu bên trong cơ thể, cũng như từ mắt, tai và mũi. Một số người sẽ nôn hoặc ho ra máu, tiêu chảy ra máu và bị phát ban.
3. Nguyên nhân gây bệnh Ebola
Nguyên nhân gây bệnh
Ebola là do virus thuộc họ Ebolavirus và Filoviridae. Ebola được coi là virus có trong động vật và được truyền sang người. Ở Châu Phi, người ta đã phát hiện Ebola sau khi xử lý những con vật bị nhiễm bệnh đã chết, bao gồm tinh tinh, khỉ đột, dơi, khỉ, linh dương rừng và nhím.
Bệnh Ebola lây truyền rất nhanh từ các loài thú rừng tới con người (Nguồn: Internet)
Bệnh do vi rút Ebola lây truyền từ người sang người rất nhanh. Hơn nữa, vì phải mất từ 2 đến 21 ngày để các triệu chứng phát triển, nên một người mắc bệnh Ebola có thể đã tiếp xúc với hàng trăm người. Đó là lý do tại sao dịch bệnh rất có thể khó kiểm soát và có thể lây lan nhanh chóng.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola
Bệnh vi rút Ebola chủ yếu diễn ra tại vùng Trung và Tây phi. Tuy nhiên, đã có một số ca bệnh xuất hiện ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Bệnh ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới, cả người già và trẻ em. Tuy nhiên, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh Ebola cao hơn bình thường:
- Người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola: Khi chăm sóc bệnh nhân, người bệnh phải tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết cơ thể của người bệnh nên dễ dàng nhiễm bệnh. Đặc biệt là người nhà bệnh nhân, bác sĩ và y tế bệnh viên.
- Người đi du lịch Châu Phi: Vi rút Ebola xuất phát từ Châu Phi, vì vậy những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh là những người đến đây du lịch hoặc làm việc.
4. Phương pháp điều trị bệnh Ebola
Bệnh Ebola do vi rút gây ra nhưng chưa có vắc xin phòng chống bệnh phổ biến và được cấp phép. Một số vắc-xin đang được thử nghiệm, nhưng tại thời điểm này, không có loại nào có sẵn cho sử dụng lâm sàng. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh thông dụng nhất là dùng huyết thanh thử nghiệm phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh.
Vắc xin phòng chống Ebola vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ giải quyết các triệu chứng bệnh với các giải pháp sau:
- Cân bằng chất lỏng và chất điện giải của bệnh nhân
- Liệu pháp oxy
- Theo dõi huyết áp
- Truyền máu
- Điều trị các triệu chứng nhiễm trùng
5. Phòng tránh bệnh Ebola
Bệnh Ebola lây lan rất nhanh nên việc phòng tránh là rất cần thiết. Tuy nhiên việc ngăn chặn nhiễm trùng cần được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ, cụ thể là:
- Đảm bảo tất cả nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng, như khử trùng thiết bị và sử dụng chất khử trùng thường xuyên
- Cách ly bệnh nhân mắc bệnh Ebola khi tiếp xúc với người không được bảo vệ
- Khử trùng triệt để và xử lý kim tiêm đúng cách trong bệnh viện là điều cần thiết trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng thêm và ngăn chặn sự lây lan của một ổ dịch.
- Ebola có xu hướng lây lan nhanh chóng qua các gia đình và giữa những người bạn khi họ tiếp xúc với dịch tiết truyền nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân Ebola. Vì vậy việc đeo các thiết bị bảo vệ thích hợp, như khẩu trang, áo bảo hộ và găng tay y tế rất quan trọng.
- Nếu bạn đang ở những khu vực có vi rút Ebola, hãy tránh tiếp xúc với dơi, khỉ, tinh tinh và khỉ đột vì những động vật này truyền bệnh Ebola cho người.
Như vậy mọi người đều đã hiểu rõ bệnh Ebola là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh này. Đây là một trong những bệnh dễ gây chết người nhất được phát hiện cho đến ngày này. Bệnh lây lan nhanh chóng nên có nguy cơ bùng phát thành đại dịch bất cứ lúc nào. Những người đã khỏi bệnh cũng vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh trở lại. Vì vậy, căn bệnh do vi rút Ebola gây ra rất nguy hiểm và phải phòng ngừa triệt để.