pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tối giản nhưng không đơn giản: 8 sai lầm dễ mắc phải khi trang trí nhà theo phong cách này
Trong bài biết dưới đây, The Spruce đã tổng hợp và chỉ ra những lỗi sai phổ biến của hầu hết mọi người khiến mọi thứ không thể đem lại hiệu quả như nó có thể.
1. Ít chi tiết tạo cảm giác ấm cúng, sinh động
Một trong những nghệ thuật mang tới vẻ đẹp tinh tế cho căn nhà theo phong cách tối giản chính là những chi tiết tạo cảm giác ấm cúng.
Theo nhà thiết kế nội thất Sarit Marcus, có rất nhiều cách để làm điều này.
Ví dụ, bạn có thể chọn các tông màu ấm như: màu nâu, be cho nội thất, hoặc kết hợp một vài đồ dùng được làm từ gỗ.
Trong trường hợp không muốn mua sắm thêm đồ đạc, bạn có thể đặt một vài chậu cây trang trí. Cây xanh chính là giải pháp đơn giản, nhưng mang đến hiệu quả rõ rệt và không quá tốn kém.
Nhà thiết kế này cũng gợi ý bạn nên chọn những cây xanh dễ sống, không tốn nhiều công chăm sóc như: lưỡi hổ, xương rồng… Hãy tham khảo thật kĩ những loại cây có thể trồng trong nhà.
2. Loại bỏ nhiều đồ dùng, dẫn tới sự thiếu tiện dụng khi sử dụng
Nhà thiết kế nội thất Nickson cho biết, tối giản không có nghĩa là thiếu tiện dụng.
Nhiều người có xu hướng loại bỏ tối đa những món nội thất chiếm nhiều diện tích trong căn nhà như: bàn, tủ... nhằm giúp không gian trở nên rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ xem mình có thường xuyên sử dụng món đồ ấy hay không.
Nhà thiết kế này cũng gợi ý rằng, bạn nên sử dụng những món nội thất đa năng. Như vậy, bạn không cần quá nhiều đồ đạc mà không gian vẫn gọn gàng, rộng thoáng, đảm bảo đủ công năng.
Ngoài ra, kệ, giá sách, tủ... là những món đồ không thể thiếu trong một căn nhà tối giản… Đừng vứt bỏ chỉ để khiến căn nhà trông có cảm giác rộng rãi hơn.
3. Lạm dụng màu đơn sắc
Theo nhà thiết kế Anna Franklin, ngoài màu đơn sắc, hãy nhớ cân nhắc về việc kết hợp thêm các màu sắc khác, ví dụ như chọn một tấm thảm có màu nổi bật hơn so với màu chủ đạo của căn phòng.
Về cơ bản, bạn chỉ cần chọn những gam màu cùng tông với nhau là được. Việc kết hợp giữa những gam nhạt - đậm khác nhau sẽ khiến căn nhà có điểm nhấn hơn nhiều.
Về chất liệu, bạn có thể chọn chân đồ nội thất được làm từ gỗ hoặc kim loại.
Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng đều có thể khiến không gian trở nên sinh động hơn và giúp những màu đơn sắc bớt nhàm chán. Song, đừng lựa chọn quá nhiều gam màu và chất liệu khác nhau. Như vậy sẽ khiến căn nhà bị lộn xộn.
4. Đồ nội thất không cân xứng với không gian
Một lỗi phổ biến khác là đồ nội thất không cân xứng với tỷ lệ căn nhà.
Vì muốn không gian rộng thoáng, nhiều người chọn đồ nội thất với kích thước quá nhỏ cho một căn phòng lớn, có trần cao. Và ngược lại, nhiều người lại sử dụng đồ nội thất (như tủ, bàn...) có kích cỡ quá to nhằm tận dụng được tối đa công năng của nó.
Song, đây chính là nguyên gây phá vỡ sự liên kết trong không gian và tạo cảm giác mất cân đối cho căn nhà.
5. Đặt đồ nội thất không đúng vị trí
Đây là 1 lưu ý mà bạn sẽ cần lưu ý tiếp thep. Bởi việc sắp xếp đồ nội thất đúng vị trí cũng sẽ khiến căn nhà trông không bị mất cân xứng.
Một căn phòng tối giản có thể chỉ gồm vài món đồ. Nhưng sắp xếp chúng ở đâu, vị trí như thế nào chính là điều mà bạn cần cân nhắc.
Bạn có thể lưu ý 1 số chi tiết như sau:
- Đồ nội thất không nên đặt ở những vị trí cản trở đường đi đến cửa và các khu vực khác.
- Các món đồ cần được sắp xếp đúng vị trí, tách rời nhưng vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa các đường nét, chi tiết trong căn nhà để đảm bảo không bị mất sự cân xứng.
Nếu không, căn nhà của bạn sẽ khó mà đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu được.
6. Lạm dụng những món đồ phẳng
Theo nhà thiết kế Anna Franklin, nhiều người cho rằng tối giản chính là những món đồ phẳng, không có họa tiết. Tuy nhiên, điều này chỉ làm cho không gian trông nhạt nhẽo và không có điểm nhấn.
Nhà thiết kế này khuyên bạn hãy kết hợp các loại vải và họa tiết khác nhau trong căn nhà. Ít nhất, nếu không thích hoạ tiết, hãy cân nhắc việc trồng thêm cây xanh.
Ngoài ra, bạn có thể chọn loại vải nhung hoặc giả lông cho sofa, phối hợp thêm những chiếc gối so hoạ tiết nhỏ xinh hoặc giấy dán tường tông màu ấm. Việc này cũng sẽ đem đến cảm giác ấm cúng.
7. Đồ nội thất đồng bộ
Trang trí ngôi nhà với sự đồng bộ về các món nội thất không có nghĩa là bạn nên mua tất cả đồ nội thất ở cùng một cửa hàng để tạo cảm giác đồng bộ.
Để giúp không gian căn nhà có nét cá tính của riêng bạn, bạn cũng nên tham khảo nhiều cửa hàng và chọn đồ đạc với những phong cách khác nhau.
Ngoài ra, mua đồ nội thất có kích cỡ gần tương đồng cũng sẽ tạo cảm giác cân đối cho không gian.
Trong trường hợp không thể tách biệt 2 điều này với nhau, hãy nhờ tới sự trợ giúp của kiến trúc sư và tham khảo trên 1 số website như pinterest để có thêm gợi ý cụ thể.
8. Thiếu sự gọn gàng, ngăn nắp
Một ngôi nhà tối giản yêu cầu phải có sự gọn gàng, ngăn nắp cao. Đây là điều bạn có thể coi nhẹ khi trang trí nhà theo các phong cách khác, nhưng với phong cách tối giản thì không.
Đó cũng là lý khiến nhiều người quyết định thiết kế các hệ kệ, tủ để lưu trữ đồ đạc.
Tuy nhiên, một trong những sai lầm phổ biến được nhà thiết kế Ginger Curtis chỉ ra chính là việc lắp các kệ mở phía trên tủ bếp.
Kết quả là bạn sẽ bày càng nhiều đồ đạc để lấp đầy những chiếc kệ này, trong khi đây là điều tối kỵ của phong cách tối giản.
Hạn chế tới mức tối đa nếu không muốn từ sai lầm này dẫn tới một (hoặc nhiều) sai lầm khác.