pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tối ưu hóa liên kết dữ liệu sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm
Hội nghị được thực hiện với sự kết nối từ Nhật Bản, Tổ chức FAO tại trụ sở chính ở Roma (Ý), Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, điểm cầu tại Việt Nam được đặt tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn với sự tham gia của Tiến sĩ Trần Công Thắng, Viện trưởng. Chương trình trực tuyến được phát trên trang chủ: https://www.wagri.world/symposium/.
Tại Hội nghị, Tổ chức Nghiên cứu Công nghệ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm của Bộ Nông lâm Ngư Ngiệp Nhật Bản giới thiệu về nền tảng dữ liệu (database) về nông nghiệp, vận chuyển và tiêu dùng nông sản do Tổ chức trên tích lũy được từ nhiều năm nghiên cứu và thu thập dữ liệu đến các quốc gia tham dự hội nghị.
Các chuyên đề được các chuyên gia từ 4 điểm cầu trao đổi, thảo luận xung quanh các nội dung: An toàn thực phẩm và Chuỗi cung ứng thông minh; Giới thiệu kết quả thực nghiệm chuỗi cung ứng thông minh; Phát triển hệ thống để dự báo mức độ tăng trưởng nhằm hỗ trợ hoạt động nông sản và giảm thất thoát; Quản lý nguy cơ về mặt an toàn và thất thoát thực phẩm; Khả năng và kỳ vọng của sự phát triển toàn cầu chuỗi cung ứng thực phẩm thông minh…
Với nền tảng dữ liệu nói trên, người canh tác nông nghiệp có thể hiệu quả hóa, công xuất hóa việc trồng trọt và giảm rủi ro bị ảnh hưởng đến vụ thu và chất lượng bởi thay đổi thời tiết và khí hậu. Bên cạnh đó, Tổ chức Nghiên cứu Công nghệ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm cũng mong muốn tìm kiếm khả năng hợp tác nhằm phát triển và áp dụng rộng nền tảng tại Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.
Được biết, với việc áp dụng mô hình hệ thống điều khiển bằng dữ liệu thuộc hệ thống WAGRI, việc dự đoán thời gian thu hoạch trước thời điểm thu hoạch tăng lên 15 ngày so với 11 ngày theo như phương pháp dự đoán truyền thống.
Ngoài ra, do yêu cầu về mặt quản lý an toàn chất lượng và độ sạch của thực phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc càng ngày càng cao. Diễn giả Rosa Rolle, PhD (Cán bộ phát triển doanh nghiệp cấp cao, Trưởng nhóm, Thất thoát và lãng phí lương thực, Ban Lương thực và Dinh dưỡng, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc) chia sẻ: Việc áp dụng hệ thống nền tảng dữ liệu thông minh với thiết bị cảm ứng IoT kết hợp công nghệ Blockchain đã giúp các loại dữ liệu quan trọng khác đã được tự động lưu trữ, mã hóa và cập nhật lên sổ điện tử đồng thời đảm bảo được sự hiển thị 24/7 của từng mặt hàng thực phẩm được theo dõi. Thiết bị cảm ứng IoT đã thành công trong việc đánh dấu, chụp hình và theo dõi từng trái sầu riêng trong suốt trình và ngay cả từng giai đoạn vận chuyển.
Hội nghị trực tuyến quốc tế về nông nghiệp thực phẩm được thực hiện bởi Tổ chức nghiên cứu chuối cung ứng thực phẩm thông minh thuộc trung tâm nghiên cứu của SIP (Cross-ministerial Strategic Innovation Promotion Program), dưới sự bảo trợ của JICA. Sự thành công của Hội nghị trực tuyến trong bối cảnh Dịch Covid – 19 vẫn đang diễn ra phức tạp ở nhiều nơi mở ra cơ hội hợp tác, liên kết, chia sẻ thông tin từ nhiều quốc gia trên thế giới.