Nhiều người cho rằng, mua - bán hàng qua mạng xã hội, phổ biến nhất là qua Facebook, là một “biến tướng” của thương mại điện tử.
Thực ra, quan niệm đó không thật chính xác, bởi nền tảng quan hệ giữa bên mua và bên bán ở mạng xã hội là gần gũi, thân thiết hơn, trong khi thương mại điện tử lại bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn nhiều và những người tham gia mua - bán ở đó phần lớn là chưa hề biết mặt nhau.
Vì thế, “kênh thương mại” trên mạng xã hội đang có chiều hướng phát triển mạnh mẽ.
Theo nhiều người từng tham gia các mạng lưới mua - bán này thì việc bán hàng qua mạng xã hội là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay.
Theo nhiều người từng tham gia các mạng lưới mua - bán này thì việc bán hàng qua mạng xã hội là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay.
Mạng lưới mua - bán này là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay. Ảnh: Theo Shutter Stock
Người bán không cần phải đầu tư mặt bằng hay các trang thiết bị cho một cửa hàng. Trong khi đó, người mua không cần phải đi lại (tốn xăng xe), không tốn tiền gửi xe để vào siêu thị, cũng không phải tốn nhiều thời gian để lựa chọn, cân nhắc… nói chung là tiết kiệm được khá nhiều tiền. Vì đều là “chỗ thân tình” nên các món hàng được mua - bán ở đó phần lớn đạt độ tin cậy cao.
Hình thức mua - bán hàng qua mạng xã hội trước đây chỉ gói gọn trong phạm vi hàng mỹ phẩm, một số sản phẩm “xách tay” từ nước ngoài về, song giờ đây đã phát triển rộng hơn, bao gồm cả hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm - nhất là những món hàng do chính tay chủ trang làm ra, trong đó có không ít loại thực phẩm sạch hoặc đồ handmade hấp dẫn.
Với phương thức mua bán này, không ít người đã có thể thoải mái làm “nghề tay trái” mà không sợ ảnh hưởng đến công việc chính, trong khi thực tế nghề “tay trái” lại mang về thu nhập cao hơn cả nghề chính.
Cũng từ hình thức mua - bán này, nhiều “nhóm mua” đã hình thành một cách tự phát nhưng hoạt động rất hiệu quả. Các thành viên trong “mạng lưới” có thể trao đổi sản phẩm mà mình có, đồng thời chia sẻ với nhau về kinh nghiệm chi tiêu, nhờ đó góp phần hình thành phong cách tiêu dùng tiết kiệm nhưng hiệu quả.
Dường như Facebook, từ chỗ là một mạng xã hội để các thành viên chia sẻ những điều riêng tư, hoặc thậm chí có lúc chịu sự lên án vì bị lợi dụng làm những chuyện “tào lao” thì nay đã “chuyển hướng” với chức năng hữu dụng và tiện ích hơn hẳn.