pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tốt đến đâu cũng đừng giúp người khác 5 loại ân huệ này
Có câu: "Thông minh là một món quà và lòng tốt là một sự lựa chọn".
Chọn lòng tốt là điều tốt, đối xử tử tế với người khác một cách có chọn lọc là điều tốt và nên làm. Người có lòng tốt phải biết tự bảo vệ mình, dù tử tế đến đâu cũng đừng hại mình bằng cách giúp người khác 5 loại ân huệ này:
1. Giúp việc quá sức mình
Ở đời, đừng cố quá để làm thứ vượt ngoài khả năng của mình. Làm việc tốt cũng vậy, cần có giới hạn và chừng mực. Giúp được trong khả năng của mình thì giúp, vượt ngoài tầm thì tốt nhất nên thôi. Ép mình trở thành một người tốt và làm những việc mình không giỏi không chỉ khiến bạn phải chịu áp lực lớn mà còn lãng phí năng lượng và thời gian của chính bạn.
Có 2 trường hợp xảy ra khi bạn nhất quyết thực hiện điều này: Bạn rất nỗ lực để giúp nhưng người khác lại cho rằng đó là chuyện dĩ nhiên hoặc bạn không hoàn thành được tốt như đối phương mong đợi, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đôi bên.
Biết cách từ chối người khác cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của một người. Nó không phải ích kỷ mà là bạn cho cả hai sự lựa chọn tốt nhất, đối phương có cơ hội tìm được lựa chọn tốt hơn.
2. Làm tổn thương người khác
Trong cuộc sống, đừng giúp một người để rồi làm tổn thương đến người khác. Ngay cả khi bạn xuất phát từ lòng tốt, điều đó có thể làm người khác đau lòng. Lúc này, lòng tốt của bạn và hành động của bạn thực sự đang làm điều ác thay vì điều hữu ích.
3. Giúp người khác đưa ra quyết định quan trọng
Tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời chỉ có thể gói gọn trong 4 chữ "Giá như tôi đã". Khi một người đưa ra phán đoán đúng nhưng vì nghe theo sự lựa chọn của người khác mà rồi rẽ hướng, điều đó thực sự gây hối hận.
Nhớ rằng, mỗi người cần có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Đừng vội vàng giúp người khác đưa ra những quyết định lớn. Đừng để sự nhiệt tình của bạn ảnh hưởng đến ai kia. Có những quyết định có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc đời, vì vậy đừng trở thành người rẽ hướng cuộc sống của người khác.
Đừng giúp người khác đưa ra những quyết định lớn, ngay cả khi bạn là người có nhiều kinh nghiệm hơn. Bạn không thể biết người đó đã trải qua những gì cũng như không thể xem xét một cách toàn diện mọi yếu tố từ góc độ của người đó. Sự khác biệt này có thể khiến đối phương đánh mất thứ mình mong muốn nhất để rồi phải hối hận cả đời.
Đừng giúp người khác đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc đời ngay cả khi đó là người thân nhất của bạn. Cuộc sống là của mỗi người và chúng ta là chính mình, không phải ai khác, càng không thể sống hộ người khác. Cẩn trọng trong lời nói, đừng để hối tiếc lớn nhất của người khác liên quan đến mình.
4. Giúp đỡ tiền bạc
Khi bạn chỉ đơn giản là tốt bụng một cách thuần túy, bạn có thể không nhận ra ý định xấu của người khác và lòng tốt có thể bị lợi dụng.
Có 2 cô gái nọ cùng thuê chung phòng trọ. Sau một thời gian thân thiết, một cô nói rằng người thân trong gia đình bị ốm, cần vay tiền để chữa trị. Cô gái còn lại chẳng chút mảy may nghi ngờ, gom góp tiền cho bạn vay mấy tháng lương. 1 tuần sau khi người bạn kia cầm tiền đi, mọi liên lạc đều bị cắt đứt. Chỉ sau khi báo cho cảnh sát, cô mới biết rằng mình đã bị lừa.
Chúng ta xuất phát từ lòng tốt, muốn giúp đỡ người khác nhưng cuối cùng lại tự chuốc lấy nợ nần về mình, thậm chí khiến bản thân và gia đình rơi vào cảnh khốn đốn.
Trong mối quan hệ nào cũng vậy, tâm hại người không nên nhưng tâm phòng người nhất định phải có. Đừng quá dễ tin tưởng một ai vì lòng người hay thay đổi, vạn sự khó lường. Đừng mù quáng giúp đỡ khi liên quan đến tiền bạc và quyền lợi. Nhớ rằng, phía sau bạn còn có một gia đình.
5. Giúp người vô ơn
“Một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo nuôi thù”. Khi bạn có thói quen giúp đỡ, người khác cũng có thói quen nhận và theo thời gian, không còn ai đánh giá cao bạn cả.
Có một câu chuyện kể rằng: Gia đình nó có điều kiện tương đối tốt, mỗi khi 2 đứa trẻ bên nhà hàng xóm sang chơi, chị đều hào phóng chia sẻ đồ ăn cũng như đồ chơi của con mình với lũ trẻ. Lần nọ, con trai chị vì thích món đồ chơi mới quá nên không muốn cho bạn mượn. Chị có bảo con nhưng đứa bé vẫn kiên quyết với ý của mình. Thấy vậy, 2 đứa trẻ hàng xóm lẳng lặng bỏ về.
Đến chiều tối, cô định sang nhà hàng xóm để xin lỗi và giải thích nhưng rồi tình cờ nghe được họ đang trách mình keo kiệt, chỉ món đồ chơi cũng không chịu cho. Những người hàng xóm còn phàn nàn rằng thức ăn cô mời chúng ít quá, ăn không no.
Nếu người đó không hiểu chuyện và không biết ơn, đừng cảm thấy tội lỗi khi không giúp họ. Đừng để sự chân thành của bạn bị chà đạp hết lần này đến lần khác. Một người không hiểu lòng tốt và dành cho bạn sự biết ơn, dù bạn có trao đi bao nhiêu họ cũng nghĩ điều đó là dĩ nhiên, họ xứng đáng được vậy rồi quay sang trách móc khi bạn không giúp nữa.
Nhớ rằng, bạn không thể đánh thức một người giả vờ ngủ và không thể làm thỏa mãn một người vô ơn.