TPHCM và Nam bộ “nín thở” chờ bão Tembin

23/12/2017 - 13:46
TPHCM và các tỉnh Nam Bộ lên phương án sơ tán, di dời gần 1 triệu dân để tránh bão số 16 – được dự báo có thể là cơn bão mạnh nhất từ trước tới nay đổ bộ vào khu vực này.

Cơ quan khí tượng nhận định, bão Tembin (bão số 16) là cơn bão rất phức tạp, xuất hiện vào thời điểm cuối năm có cường độ mạnh nhất từ trước tới nay. Nếu giữ cấp 10-11 hoặc đạt cấp 12 khi đổ bộ thì sẽ là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Nam Bộ từ trước tới nay.

1.gif
Dự báo bão số 16 sẽ đổ bộ vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với sức gió giật cấp 12 vào sáng 25/12, ảnh hưởng toàn Nam bộ

 

Khu vực bão đổ bộ là nơi rất ít bão, kinh nghiệm ứng phó hạn chế, một số cấp chính quyền còn chủ quan… đó là những điểm yếu có thể khiến cho hậu quả của cơn bão trở nên nặng nề hơn dự kiến.

Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định sẽ là khu vực tâm bão số 16 đổ bộ. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Tuấn Quốc cho biết, từ 3h sáng 23/12 đã phát lệnh cấm biển. Tỉnh dự kiến sơ tán 78.000 dân, chủ yếu tại các huyện Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Côn Đảo. Hiện địa phương đang huy động bộ độ, dân quân du kích hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa.

Tại TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm cho biết sẽ di dời khoảng 5.000 dân tại huyện Cần Giờ. Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre cũng có kế hoạch di dời hàng chục ngàn dân khỏi những khu vực nguy hiểm. Riêng Tiền Giang đã hoàn tất kịch bản di dời 40.000 dân. Tổng số dân dự kiến di dời là khoảng 1 triệu người – quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

2.jpg
Lanh đạo các địa phương họp bàn phương án đối phó với bão số 16

 

Để hỗ trợ các địa phương ứng phó với bão số 16, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết sẽ huy động gần 140.000 cán bộ chiến sỹ và hơn 4.400 phương tiện để hỗ trợ các địa phương.

Dự báo bão càng vào biển Đông tốc độ càng nhanh, hướng, tốc độ thay đổi liên tục, nếu không chủ động tập trung quyết liệt đối phó, hậu quả sẽ vô cùng lớn. Bão có phạm vi ảnh hưởng lớn từ Quảng Ngãi tới Cà Mau, nơi tập trung nhiều tàu thuyền đánh cá của ngư dân.

Trước tình hình cấp bách khi bão đã đến rất gần, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các Bộ ngành và các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh từ TPHCM đến Cà Mau thường xuyên cập nhật diễn biến của bão, thông tin kịp thời cho nhân dân biết; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, quản lý chặt chẽ việc ra khơi, tổ chức neo đậu an toàn.  Có phương án bảo đảm an toàn cho người dân, chỉ đạo, hướng dẫn người dân chặt tỉa cây, chằng chống bảo vệ nhà cửa, bảo vệ sản xuất, có phương án chống ngập do mưa lớn cộng thêm triều cường; huy động sẵn sàng lực lượng cứu nạn, cứu hộ…

3.jpg
Nhiều tàu thuyền hoạt động ngoài khơi đã được gọi vào bờ để trú tránh bão

 

Phải sử dụng tất cả phương tiện truyền thông để thông báo cho các chủ phương tiện biết vị trí, hướng di chuyển, tốc độ kêu gọi tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Ông giao Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố tùy theo diễn biến của bão để quyết định thông báo cấm tàu thuyền hoạt động đánh bắt thủy sản , đò ngang, đò dọc, tàu du lịch…

Các khu vực có nguy cơ sạt lở cao (Huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 2…) tổ chức lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để chủ động quyết định sơ tán, di dời dân đến các điểm tạm cư kiên cố, chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân…

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm