Trải nghiệm văn hoá Ấn Độ ngay tại Hà Nội

PV
20/03/2023 - 16:07
Trải nghiệm văn hoá Ấn Độ ngay tại Hà Nội

Ngài Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam (thứ hai từ trái qua), bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (ngoài cùng, trái) và các đại biểu thực hiện nghi thức tại lễ kỷ niệm “Ngày Ấn Độ” tại Hà Nội

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày độc lập của Ấn Độ, 50 năm quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Việt Nam, nhiệm kỳ Chủ tịch G-20 của Ấn Độ và Năm Quốc tế về Hạt kê, vừa qua, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức sự kiện "Ngày Ấn Độ" với chủ đề "Lễ hội của sự thống nhất trong sự đa dạng".

Sự kiện góp phần thúc đẩy quan hệ văn hóa và tăng cường giao lưu giữa cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam và người dân Việt Nam.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sadeep Arya cho biết, với nhiều hoạt động phong phú cùng sự tham gia của đông đảo thành viên cộng đồng người Ấn và những người bạn Việt Nam, sự kiện góp phần đưa văn hóa Ấn Độ tới gần hơn với người Việt cũng như bạn bè quốc tế, qua đó thúc đẩy giao lưu nhân dân, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.

Trải nghiệm văn hóa Ấn Độ ngay tại Hà Nội - Ảnh 1.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Sadeep Arya phát biểu tại sự kiện

Ngài Sadeep Arya cũng bày tỏ hy vọng, thông qua sự kiện này, người dân Việt Nam, đặc biệt là những người tham dự sẽ có thêm những trải nghiệm và hiểu biết về sự đa dạng trong thống nhất của Ấn Độ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết, Việt Nam luôn xem Ấn Độ là một người bạn thủy chung, một đối tác lớn quan trọng.

"Sự kiện góp phần thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị truyền thống, thủy chung giữa Việt Nam và Ấn Độ; tạo thêm động lực thúc đẩy, đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; góp phần thiết thực vào sự phát triển của hai nước và đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước"- bà Nguyễn Phương Nga khẳng định.

Trải nghiệm văn hóa Ấn Độ ngay tại Hà Nội - Ảnh 2.

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu tại sự kiện

Thông qua các tiết mục biểu diễn văn hóa nghệ thuật, các hình thức múa cổ điển, dân gian, cũng như các màn trình diễn yoga, lễ hội đã giới thiệu tới công chúng sự đa dạng trong văn hóa truyền thống của đất nước Ấn Độ. Ngoài ra, đến với lễ hội, du khách còn được chiêm ngưỡng các gian hàng thủ công, dệt may truyền thống của đất nước Nam Á; trải nghiệm vẽ henna hoặc mehndi...

Trong khuôn khổ sự kiện, Đại sứ quán Ấn Độ đã thiết kế một số gian hàng ẩm thực mang tên "Hương vị Ấn Độ", giới thiệu những món ăn độc đáo của Ấn Độ. Đặc biệt, năm 2023 được Đại hội đồng Liên Hợp quốc tuyên bố là Năm Quốc tế về hạt kê nên lễ hội ẩm thực cũng giới thiệu các món ăn khác nhau được làm từ hạt kê giàu dinh dưỡng và có khả năng chống chọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Một số hình ảnh tại "Ngày Ấn Độ" năm 2023 ở Hà Nội:

Trải nghiệm văn hóa Ấn Độ ngay tại Hà Nội - Ảnh 3.

Trẻ em Ấn Độ biểu diễn tại sự kiện

Trải nghiệm văn hóa Ấn Độ ngay tại Hà Nội - Ảnh 4.

Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có màn trình diễn múa và ca nhạc giới thiệu nghệ thuật văn hóa Ấn Độ

Trải nghiệm văn hóa Ấn Độ ngay tại Hà Nội - Ảnh 5.

Màn trình diễn yoga tại sự kiện

Trải nghiệm văn hóa Ấn Độ ngay tại Hà Nội - Ảnh 6.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

'Hạt Kê' là một trong những loại cây trồng đầu tiên được canh tác ở Ấn Độ. Được trồng ở hơn 130 quốc gia vì thế hạt kê được coi là thực phẩm truyền thống của hơn nửa tỷ người trên khắp châu Á và châu Phi. Hạt kê thường được gọi là "Ngũ cốc dinh dưỡng", là một nhóm ngũ cốc có thể phát triển trên những khu vực ít màu mỡ với chi phí đầu vào thấp đồng thời có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu bất lợi.

Theo sáng kiến của Chính phủ Ấn Độ, vào tháng 3 năm 2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố năm 2023 là Năm quốc tế hạt kê. Năm quốc tế về hạt kê có mục tiêu nâng cao nhận thức về sản xuất kê nhằm đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng, đảm bảo sinh kế và thu nhập của nông dân, xóa đói giảm nghèo và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là ở các vùng dễ bị hạn hán hoặc bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm