Theo truyền thống, để không bị bắt cóc về làm vợ lẽ, những người phụ nữ của bộ tộc Chin, Myanmar, sẽ xăm mặt rất đau đớn và đeo những chiếc khuyên tai cỡ lớn từ khi 12 tuổi, khiến bản thân trở nên xấu xí.
Tại bộ tộc ở vùng núi cao hiểm trở này, độ tuổi từ 12 đến 14, các bé gái sẽ phải trải qua thủ tục xăm mặt rất man rợ và đau đớn để có được một khuôn mặt ‘ma chê, quỷ hờn’. Thậm chí để thêm phần xấu xí, phụ nữ nơi đây còn đeo những bông hoa tai khổng lồ.Có nhiều giả thuyết được đặt ra về nguồn gốc của hủ tục xăm mặt và lý do tại sao nó chỉ áp dụng cho nữ giới.Một trong những lý do được chấp nhận rộng rãi nhất là để người phụ nữ trông kém hấp dẫn hơn, từ đó, họ sẽ tránh khỏi việc bị bắt cóc hoặc bị buộc phải trở thành vợ lẽ.Từ bao đời nay, truyền thống xăm mặt đã trở thành một nét văn hóa, một phong tục riêng và được coi là một thực hành văn hóa quan trọng trong bộ tộc Chin.Trong thời gian lưu trú tại đây nhiếp ảnh gia Teh Han còn có những khám phá thú vị về về cách mà bộ tộc Chin tạo nên những hình xăm mặt. Cả dụng cụ và cách thực hiện đều rất thô sơ.Ông cho hay: “Các hình xăm được tạo ra bằng những chiếc gai với một hỗn hợp từ mật bò, mỡ thực vật và động vật. Quá trình thực hiện cực kỳ đau đớn, đặc biệt là vùng mí mắt mỏng manh và quá trình này thường mất 1 ngày, thậm chí có thể là 2 ngày để hoàn thành tùy thuộc vào độ phức tạp của hình xăm. Và nó mất ít nhất 2 tuần để da mặt phục hồi”.Đến năm 1969, hủ tục này đã chính thức bị chính phủ Myanmar ‘sờ gáy’ vì tính man rợ. Tuy nhiên,nhiếp ảnh gia Teh Han cho biết: “Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh lệnh cấm của chính phủ, một số người hoan nghênh lệnh cấm, trong khi một số khác lại chống lại. Đối với những người phản đối, họ vẫn hành nghề xăm mặt”.Mặc dù vậy, cho đến hiện nay, tại các thị trấn xa xôi, vẫn có những người phụ nữ cao tuổi còn lưu giữ những hình xăm truyền thống này. Với thế hệ trẻ, nó đã dần bị coi là lỗi thời.