Trẻ chậm tăng trường chiều cao đến đây sẽ được chuyên gia hỗ trợ miễn phí

14/06/2018 - 16:20
Vào sáng thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần từ ngày 23/6 đến 5/8, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em.” Đây là lần thứ 2 bệnh viện tổ chức chương trình này, trong lần đầu được tổ chức vào năm ngoái, chương trình đã tầm soát miễn phí cho gần 200 trẻ.
Chương trình nhằm giúp phát hiện sớm và theo dõi các rối loạn về tăng trưởng ở trẻ em trước dậy thì, từ đó giúp các bậc phụ huynh có hướng điều trị thích hợp cho con em mình để có kết quả tốt nhất.
 
Theo đó, đối tượng được tham gia là tất cả các trẻ em trước dậy thì có nhu cầu được tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao. Chương trình sẽ diễn ra tại Lầu 3 khu A, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, P.8, Q.5, TP.HCM)
 
Các bậc phụ huynh có thể đăng ký trực tiếp và khám miễn phí tại bệnh viện vào các buổi sáng thứ Bảy và Chủ nhật trong thời gian tổ chức chương trình. Hoặc gọi điện thoại theo hotline 0915.324.754 (giờ hành chính: 8-16h từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).
 
Trẻ tham gia tầm soát sẽ được khám lâm sàng và chụp X-Quang xương bàn tay khi có chỉ định để được đánh giá tuổi xương. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn về vấn đề phát triển chiều cao của trẻ. Những trường hợp nghi ngờ chậm tăng trưởng chiều cao sẽ được hướng dẫn các bước xử trí tiếp theo.
 
thsbs-nguyen-thi-thu-huong_khoa-noi-tiet-benh-vien-nguyen-tri-phuong_huong-dan-benh-nhan-su-dung-dung-cu-tiem-esypod-trong-ieu-tri-cham-tang-truong-chieu-cao-do-th.JPG
Chậm phát triển chiều cao không chỉ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng
mà còn đến từ nguyên nhân nội tiết.

 

 Thông thường, trẻ mới sinh có chiều cao 48-52cm, trong năm đầu bé tăng khoảng 20-25cm, sang năm thứ 2 tăng 12cm, năm thứ 3 tăng 10 cm, năm thứ 4 tăng 7cm. Từ năm 4-11 tuổi, trẻ sẽ tăng trung bình 6cm/năm.
 
Đến tuổi dậy thì, bé gái sẽ tăng khoảng từ 6-10cm/năm, bé trai từ 6,5-11cm/năm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng chiều cao bình thường đó, cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao sớm.
 
Với nhiều bậc cha mẹ, khi con có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao, họ thường cho rằng nguyên nhân là do dinh dưỡng và di truyền. Thực tế, chậm phát triển chiều cao không chỉ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng mà còn đến từ nguyên nhân nội tiết (thiếu hormone tăng trưởng), bệnh nội khoa hay do thể trạng...
 
TS.BS. Trần Quang Khánh, Trưởng Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, với bệnh chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước tuổi dậy thì mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu. Do đó, chương trình phần nào giúp các bậc phụ huynh có điều kiện để tầm soát về tình trạng tăng trưởng chiều cao ở con em mình, từ đó có hướng điều trị sớm nếu nguyên nhân là do thiếu hormone tăng trưởng.
 
Khi điều trị thay thế bằng hormone tăng trưởng, để đạt được hiệu quả tối ưu thì việc điều trị đúng thời điểm, đúng liều lượng là rất quan trọng. Trẻ nên được phát hiện sớm và được điều trị trước tuổi dậy thì. Tốt nhất là điều trị trong khoảng độ tuổi từ 4-13 tuổi. Nếu qua “thời gian vàng” này, các sụn xương của trẻ sẽ đóng lại, dẫn đến việc dùng hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm