Kính râm chất lượng kém gây hại cho mắt trẻ
Kính râm chất lượng kém là những loại có mắt kính được làm từ chất liệu nhựa, không những không thể chống nắng, mà còn gây hại cho mắt của trẻ nhỏ. Khi gặp ánh sáng mạnh đồng tử của mắt thu hẹp, ở trong bóng râm đồng tử giãn nở. Khả năng chống tia cực tím của kính chất lượng kém tương đối thấp, mắt kính có màu quá tối sau khi đeo sẽ làm giảm cường độ tia sáng khúc xạ, khiến đồng tử giãn rộng, lúc này kính không ngăn được tia cực tím càng dễ gây tổn thương cho mắt, thậm chí gây hại nhiều hơn so với khi không đeo kính râm. Bên cạnh đó các loại kính kém chất lượng thường được sản xuất khá ẩu, có đi-ốp quá tiêu chuẩn, độ dày mỏng của kính không giống nhau, màu sắc không đồng đều, tính năng quang học kém.
Đeo kính chất lượng kém trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng mờ mắt, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nghiêm trọng có thể làm giảm thị lực.
trong thời gian dài
Trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi chức năng thị giác chưa phát triển hoàn thiện, vẫn cần có sự tác động của ánh sáng để nhìn mọi thứ rõ ràng. Các bé còn nhỏ đeo kính râm trong thời gian dài sẽ khiến khu vực điểm vàng của mắt không được tác động hiệu quả, gây ảnh hướng tới sự phát triển thị giác, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới thị lực yếu.
Bác sĩ khuyên các bậc phụ huynh khi đưa con ra ngoài trong những ngày nắng nên cho bé đội chiếc mũ rộng vành, đây là biện pháp chống nắng khá hiệu quả. Nếu gặp ánh sáng mặt trời quá mạnh, bé có thể đeo kính râm nhưng thời gian đeo không được quá lâu, chỉ trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ là tốt nhất.
Chuyên gia nhãn khoa khuyên rằng, khi chọn mua kính bố mẹ rất cần chú ý đến chỉ số chống tia cực tím, bởi chống tia cực tím là chức năng chính của kính râm. Trên mắt kính hoặc trên vỏ kính có ghi “UV400”, “100% chống tia cực tím”, “chống tia tử ngoại”... đồng thời ghi rõ nhãn hiệu, nguồn gốc sản xuất kính thì bố mẹ có thể yên tâm kính đó không phải chất lượng kém. Ngoài ra chọn mua kính râm cũng cần chú ý đến bề mặt của mắt kính: trơn mịn, không lăn tăn gợn sóng, không tì vết, không có bọt khí, không có dấu hiệu hao mòn. Nên chọn mắt kính màu xám hoặc nâu, vì so với các màu khác, hai màu kính này có thể duy trì màu sắc vốn có của vật khi nhìn qua lớp kính, đồng thời có thể lọc tia tử ngoại gây hại. Tuyệt đối không chọn màu kính vàng hoặc đỏ.