Trẻ em khuyết tật trải nghiệm cách làm xà phòng tái chế
06/07/2018 - 08:11
Ngày 5/7, Chương trình Soap for Hope (Xà phòng Hy vọng) đã đến Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) để giúp các em nhỏ khuyết tật nơi đây trải nghiệm cách làm xà phòng tái chế.
Bước đầu tiên, làm sạch xà phòng bằng cách cạo sạch xà phòng bằng dao hoặc bàn chải sắt vì xà phòng đã qua sử dụng có thể còn lẫn tóc, bụi hoặc tạp chất. Nguồn xà phòng được tuyển chọn từ các khách sạn 4 - 5 sao quốc tế để đảm bảo chất lượng an toàn cho người dùng.Tiếp đó, cắt nhỏ và rửa sạch xà phòng bằng nước và hóa chất an toàn dùng trong rửa đồ thực phẩm
Cho xà phòng vào khuôn, đưa vào máy ép lạnh để xà phòng kết dính lại với nhau. Điều đặc biệt, máy ép thủy lực không sử dụng tới điện năng, rất thân thuộc với các làng quê Việt Nam.Bỏ xà phòng ra khỏi khuôn, phơi khô dưới nắng khoảng nửa tiếng, có thể sử dụng ngay hoặc gói lại thành những món quà tặng xinh xắn. Các em nhỏ tại Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa tỏ ra thích thú với công việc tái chế xà phòng.
Các công cụ để làm xà phòng rất thân thiện và gần gũi với cuộc sống của người dân ở các cộng đồng như đồ gia dụng trong bếp, dao, thớt, bơm nước bằng tay… Do đó, các bạn nhỏ rất thích thú được trải nghiệm trong tham gia các công đoạn này
Món quà này không mang nhiều giá trị về vật chất nhưng thiết thực và mang lại giá trị tinh thần rất cao.Chương trình lần đầu tiên được thực hiện tại Campuchia vào năm 2013 bởi ông Stefan Phang, Giám đốc trách nhiệm xã hội của công ty Diversey. Tính đến cuối năm 2017, chương trình được triển khai tại 39 quốc gia, 155 thành phố, 539 khách sạn, giúp tái chế 2.569 tấn xà phòng, tạo ra 21,4 triệu bánh xà phòng mang lại lợi ích cho hàng triệu người trên khắp hành tinh. Tại Việt Nam, chương trình được bắt đầu từ tháng 8/2015.