pnvnonline@phunuvietnam.vn
Trẻ thường nói 3 câu này chứng tỏ EQ rất cao, nếu không thì cha mẹ chú ý uốn nắn sớm
Trong một tập của chương trình Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế? mùa 5 bản Trung có cảnh một cụ già đưa cho Jasper - con trai của Trần Tiểu Xuân 10 tệ. Trần Tiểu Xuân ra hiệu cho con trai rằng không được lấy tiền của ông và yêu cầu Jasper trả lại. Vậy là Jasper đã đưa lại tiền cho cụ già bằng cả hai tay, không quên cảm ơn cụ ông một cách đầy ngoan ngoãn.
Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy nhưng lại khiến khán giả ấn tượng không thôi. Ai nấy đều cho rằng Trần Tiểu Xuân rất nghiêm khắc với con nhưng đồng thời cũng đã dạy con rất tốt.
Thực tế, nhiều khi chính những chuyện vụn vặt mới thể hiện được rõ nhất tính cách của một đứa trẻ. Nếu trẻ thường xuyên nói 3 câu dưới đây chứng tỏ EQ của bé rất cao, cha mẹ có thể yên tâm. Còn trong trường hợp con trẻ chưa nói những câu này thường xuyên, phụ huynh nên để ý trau dồi, uốn nắn.
1. Cảm ơn
Lịch sự là thứ không thể thiếu dù bạn ở đâu, chưa kể đó còn là một trong những phẩm chất đạo đức tốt. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu ai đó giúp trẻ một việc dù nhỏ đến đâu, dù đó là người thân quên, kể cả chính là cha mẹ thì khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, cũng cần dạy trẻ nói lời cảm ơn.
Nếu trẻ thường xuyên nói câu này chứng tỏ EQ của trẻ rất cao. Tuy câu cảm ơn chỉ là một câu nói lịch sự nhưng sự khác biệt giữa việc nói và không nói là rất lớn. Khi trẻ biết nói cảm ơn, điều này không chỉ phản ánh việc trẻ được giáo dục tốt mà người khác cũng sẽ sẵn lòng giúp trẻ hơn.
Nếu trẻ không hay nói cảm ơn, cha mẹ cần nhắc trẻ. Bởi suy cho cùng, một đứa trẻ không lễ phép sẽ rất khó được yêu quý.
2. Không sao đâu, cố gắng lần sau nhé!
Ai cũng có lúc gặp phải khó khăn trong cuộc sống, điều quan trọng là không để khó khăn làm chùn bước và giữ được niềm tin rằng sẽ có cách giải quyết thích hợp.
Vì vậy, khi một đứa trẻ gặp bất kỳ khó khăn, thất bại nào trong cuộc sống, cha mẹ cần dạy trẻ tự khích lệ bản thân rằng: "Không sao cả, lần sau mình sẽ tiếp tục cố gắng, mình có thể làm được mà".
Thay vì chán nản và bỏ cuộc, trẻ cần học được cách nói những lời tích cực, giữ thái độ lạc quan để làm tốt mọi việc.
3. Xin lỗi
Mâu thuẫn cũng là thứ chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi bạn sai, đôi khi bạn không nhưng vì thể diện hoặc vì một vài lý do nào đó mà cả bạn và cả đối phương đều không chịu nhượng bộ trước.
Dạy con xin lỗi người khác trước và nhượng bộ khi có mâu thuẫn không có nghĩa là con mù quáng nhận sai về mình. Đơn giản là cuộc sống có quá nhiều điều không vui, vậy tại sao phải bận tâm xoắn xuýt một việc hết sức tầm tường cỡ này. Vì một câu "Xin lỗi" đơn giản có thể xoa dịu xung đột và duy trì hòa bình nên việc ai nói trước là không quan trọng, ngược lại, nó sẽ tạo cho mọi người ấn tượng rằng bạn là người có tư tưởng rộng mở.
Người ta nói "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Nhiều tranh chấp xảy ra vì một câu nói và cũng nhiều tranh chấp được giải quyết cũng chỉ vì một câu nói, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc "học ăn, học nói". 3 câu nói kể trên có thể rất bình thường nhưng lại phản ánh EQ của trẻ. Cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ phát triển EQ, định hướng tu dưỡng cá nhân một cách toàn diện nhất.