Triệu chứng đau bụng thượng vị nguy hiểm thế nào?

QN
04/03/2020 - 14:29
Triệu chứng đau bụng thượng vị nguy hiểm thế nào?
Đau bụng thượng vị là một triệu chứng tiêu hóa thường gặp, có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi có đau vùng thượng vị kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì bệnh nhân nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

1. Đau bụng thượng vị là gì?

Đau bụng thượng vị là một triệu chứng tiêu hóa với biểu hiện đặc trưng là cảm giác đau ở dưới xương ức. Đau bụng vùng thượng vị có thể là triệu chứng đơn độc hoặc cũng có thể xuất hiện đi kèm với một số triệu chứng khác như nôn ói, ợ nóng, đầy hơi, đầy khí,...

Đau bụng thượng vị có thể là kết quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là những bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng có thể chỉ là phản ứng quá mức của cơ thể với một nguyên nhân vô hại. Tùy thuộc vào nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng đau vùng thượng vị là gì mà sẽ có thể có hoặc không các biểu hiện triệu chứng đi kèm với nó khi đau bụng thượng vị xuất hiện.

Triệu chứng đau bụng thượng vị là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Vùng dưới xương ức bị đau (Ảnh: Internet)

Những nguyên nhân gây đau bụng vùng thượng vị phổ biến bao gồm:

- Trào ngược dạ dày thực quản.

- Không dung nạp glucose.

- Uống nhiều rượu.

- Ăn quá nhiều.

- Thoát vị hoành.

- Viêm thực quản.

- Viêm loét dạ dày.

- Thực quản barrett.

- Đau thượng vị khi mang thai.

- Đau thượng vị trong giai đoạn đầu của viêm ruột thừa.

2. Đau vùng thượng vị khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông thường, nếu đau vùng thượng vị xảy ra sau một yếu tố vô hại như một bữa ăn với số lượng thức ăn quá lớn,... thì việc gặp bác sĩ để điều trị đau bụng thượng vị là điều không mấy cần thiết.

Tuy nhiên, nếu đau bụng thượng vị xảy ra nhiều, kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mắc thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thực hiện các thăm khám và chẩn đoán cụ thể để giúp đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Trong các trường hợp đau vùng thượng vị đi kèm với một số biểu hiện nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Các biểu hiện nghiêm trọng có thể xuất hiện cùng đau bụng thượng vị như:

- Khó thở hoặc khó nuốt.

- Nôn ra máu, hoặc đi cầu phân đen.

- Sốt cao.

- Đau ngực.

3. Điều trị đau bụng thượng vị như thế nào?

Việc điều trị đau bụng thượng vị phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên triệu chứng đau là gì. Tuy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị đau bụng thượng vị thích hợp nhất.

- Nếu do chế độ ăn: Nếu đau thượng vị do nguyên nhân ăn uống bất hợp lý (ăn quá nhiều, chế độ ăn kiêng,...) thì việc điều trị là không cần thiết, bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống để đẩy lui đau bụng thượng vị.

Triệu chứng đau bụng thượng vị là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Thay đổi chế độ ăn kiêng dưới sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ (Ảnh: Internet)

- Do dùng thuốc: Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng đau thượng vị là sử dụng các loại thuốc như NSAIDs thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc hoặc sử dụng một số phương pháp như dùng thêm các thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton.

- Do bệnh lý: Nếu nguyên nhân gây đau thượng vị là do các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,... Bệnh nhân sẽ cần điều trị nguyên nhân để ngăn ngừa đau bụng thượng vị diễn ra, tùy thuộc nguyên nhân là gì mà thời gian điều trị có thể kéo dài khác nhau.

Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng đau bụng thượng vị, bệnh nhân cũng có thể tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý và bổ sung thêm vitamin B cho cơ thể.

Đau bụng thượng vị là một triệu chứng tiêu hóa có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị diễn ra liên tục, kéo dài thì người bệnh nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán về nguyên nhân gây đau cụ thể và có các phương pháp điều trị thích hợp.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm