Tài chính gia đình

Trợ thủ giúp phụ nữ quản lý tài chính, chi tiêu trong gia đình

PV 30/09/2020 - 05:27 PM
Cài đặt ứng dụng quản lý chi tiêu trong gia đình sẽ giúp chị em phụ nữ, đặc biệt là người nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nâng cao hiểu biết tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng tiết kiệm và quản lý chi tiêu gia đình, từng bước làm quen với công nghệ số; qua đó giúp tạo bình đẳng và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã phối hợp với chuyên gia Oxfam tiến hành nghiên cứu khảo sát về nhu cầu giáo dục tài chính của khách hàng tại 03 tỉnh Hải Dương, Thanh Hoá và Quảng Ngãi. Kết quả khảo sát cho thấy trên 80% khách hàng được phỏng vấn đều nhận thức lợi ích của giáo dục tài chính đối với bản thân và gia đình. 

Trên cơ sở kết quả khảo sát, NHCSXH thiết kế và thử nghiệm phần mềm ứng dụng giáo dục tài chính trên điện thoại di động (gọi tắt là App giáo dục tài chính). App giáo dục tài chính của NHCSXH đã được đẩy lên kho ứng dụng của hệ điều hành iOS và CHPlay với tên gọi “Ngân hàng Chính sách xã hội - Giáo dục tài chính”. 

Trợ thủ giúp phụ nữ quản lý tài chính, chi tiêu trong gia đình  - Ảnh 1.

Ứng dụng có giao diện tính năng đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng phù hợp với đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Ảnh minh họa

Tải và cài đặt ứng dụng này về máy điện thoại thông minh, bạn sẽ được cập nhật thông tin các chương trình tín dụng chính sách, thủ tục vay vốn, các sản phẩm tiết kiệm tại NHCSXH và kiến thức cơ bản về quản lý tài chính gia đình. Ứng dụng cũng cung cấp các kiến thức giúp khách hàng nâng cao hiểu biết tài chính, chú trọng các nội dung Giáo dục tài chính cá nhân qua những khái niệm cơ bản, dễ hiểu về tài chính cá nhân và các bài tập thực hành liên quan giúp người sử dụng ứng dụng ngay kiến thức đã được học ở phần lý thuyết.

Thông qua giáo dục tài chính không chỉ góp phần trực tiếp giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của NHCSXH, thúc đẩy tài chính toàn diện mà còn gián tiếp hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. 

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trải khắp toàn quốc với 63 chi nhánh tỉnh, thành phố, 625 phòng giao dịch cấp huyện, trên 10.400 Điểm giao dịch tại xã/phường và gần 174.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn xóm,ấp, bản làng.

Trong chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020, một trong những mục tiêu phát triển NHCSXH đó là, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ phù hợp với hoạt động NHCSXH, góp phần thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện của Việt Nam.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn