Trồng cam rầm rộ tại Hà Tĩnh: Tiềm ẩn rủi ro

11/10/2019 - 13:28
Cam là cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao đối với người dân các huyện như Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh). Nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì nguy cơ “vỡ trận” là rất cao.
Để tìm kiếm thị trường ổn định cho quả cam, các huyện có người dân trồng cam đã thành lập hội sản xuất, nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ các thành viên tiếp cận các thủ tục pháp lý khi trồng và thu hoạch, ngoài ra hướng dẫn các thành viên tiếp cận đến các phương pháp phòng chóng bệnh hại trong khâu sản xuất.
Bướm lạ tấn công
Trước những thông tin cam rụng hàng loạt tại xã Đức Lĩnh, Đức Giang, huyện Vũ Quang – Chúng tôi tìm về các hộ dân chứng kiến cảnh cam chanh rụng đầy vườn xoát xa thay cho người trồng cam, hỏi về nguyên nhân được các hộ dân cho biết là do “bướm lạ” tấn công.
 
Bướm lạ tấn công nhiều vườn cam tại các huyện miền núi Hà Tĩnh
Nhặt quả cam rụng trên tay, ông Nguyễn Trọng Lịnh, trú xóm 2 bồng Giang, xã Đức Giang, cho biết: “Chỉ cần một mũi chích vào quả cam, khiến quả bị vàng úa rồi rụng lăn đầy vườn, loài bướm này nó mới xuất hiện gần tháng nay thôi, nhưng nó tấn công ồ át khiến người nông dân không kịp trở tay phòng ngừa. Hiện gia đình tôi có 200 gốc cam trồng được 5 năm rồi, năm nay mới cho thu hoạch lứa thứ 2 thì lại bị loại bướm lạ tấn công, quả rụng hàng loạt. Mỗi tối, vợ chồng tôi đều phải vào vườn để đuổi bướm nhưng không xuể...”.
Còn gia đình bà Hồ Thị Hoa cũng không ngoại lệ cho biết: Cả chục năm trồng cam nhưng chưa năm nào thấy xuất hiện loại bướm lạ này, sức tàn phá của nó rất đáng sợ, vì chỉ cần một vết chích là quả cam sẽ rụng trong vòng 1 tuần, thậm chí vài ngày. Để đối phó với chúng gia đình tôi đã phải đầu tư gần 5 triệu đồng để kéo điện, lắp đèn thắp sáng cả đêm vì nghe nói loại bướm này sợ ánh sáng, chỉ xuất hiện vào buổi tối. Cách làm này cũng giảm thiệt hại hơn một chút, tuy nhiên với số lượng bướm nhiều như vậy thì việc xua đuổi hoàn toàn là điều không thể.
 
Nhiều phương pháp như mắc màn, thắp điện sáng, đeo túi nilon cho cam tránh sâu, bướm, ruồi muỗi tấn công
Theo lời kể của bà con, loại bướm này từng xuất hiện cách đây vài năm nhưng mùa cam năm nay chúng bỗng dưng xuất hiện nhiều. Đặc biệt, chúng chỉ xuất hiện từ lúc chập tối đến khuya, kéo cả đàn đến chích cam, nhất là những quả cam mọng nước, sắp đến kỳ thu hoạch. Sáng hôm sau lại hoàn toàn biến mất.
Chuyện lạ thắp điện, mắc màn canh cam ngũ
“Thắp điện, mắc màn” cho cam để chống sâu bọ là câu chuyện khá mới tại vùng quê huyện miền núi Vũ Quang, nhưng nó đang là giải pháp tối ưu nhất trông nhiều thế hệ trồng vườn.
Đến vườn cam nhà bà Hoa gần đến mùa thu hoạch, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy những hàng cam trên đồi được phủ màn trắng, bao trùm từ ngọn đến gốc. Mỗi chiếc màn có chiều dài hàng chục mét, được may ghép từ nhiều mảng màn với nhau, phủ kín hết hàng cam.
 
Nhiều hộ dân dùng đủ mọi cách để bảo vệ cam
Theo bà Hoa, màn này được phủ lên cam cách đây khoảng 1 tháng. Đó là lúc quả cam đã bước vào giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm, nhiều loại côn trùng tụ tập về vườn cam để “châm chích”. Việc phủ màn lên cam, lúc đầu đã gây sự chú ý của những người trồng cam trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt sâu bằng tay, phun thuốc sâu.
Ngoài sáng kiến lạ của gia đình bà Hoa thì ông Nguyễn Quốc Dân xã Đức Giang lại chọn cách bọc túi nilon vào quả cam để tránh sâu, bướm lạ tấn công trực tiếp, với phương pháp này thì tốn rất nhiều công đoạn. Được biết chi phí mỗi túi nilon có giá bán 500-800 đồng trên thị trường.
Ở địa phương, người dân đã dùng nhiều cách để đối phó với nạn sâu bọ phá hoại cam, nhất là loại “bướm ma” mắt đỏ đốt rụng hàng tạ quả. Gia đình anh Lịnh cũng như nhiều hộ trồng cam đã triển khai nhiều cách phòng chống nhưng không đem lại hiệu quả. Và gia đình anh lại chọn phương pháp thắp điện chiếu sáng để bảo vệ vườn cam với chi phí ít tốn kém hơn phương pháp mắc màn, đeo túi nilon.
 
Cam rụng hàng loạt người dân điêu đứng
Việc mắc màn, thắp điện, đeo túi nilon cho cam là thành công ngoài mong đợi. Cam được bảo vệ như vậy có thể tránh bị sâu, bướm chích cho hiệu quả cao trong những ngày mộng nước đem lại chất lượng ngọt hơn. Đặc biệt, phương pháp này giúp người trồng không phải bắt sâu cả đêm, hay mang bình phun thuốc bảo vệ thực vật.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm