Trung Quốc: “Bà ngoại xì tin” kiếm bộn tiền từ mạng xã hội

Kim Ngọc
17/05/2021 - 14:31
Trung Quốc: “Bà ngoại xì tin” kiếm bộn tiền từ mạng xã hội

Các thành viên của "Fashion Grandmas" diện trang phục truyền thống trong buổi tổng duyệt cho tiết mục trên một chương trình truyền hình ở Bắc Kinh. Ảnh AFP

Người lớn tuổi ở Trung Quốc đang tận dụng xu hướng truyền thông xã hội để chia sẻ những thông điệp tích cực, làm giàu và tránh bị tụt lùi khỏi xã hội.

"Tuổi tác chỉ là con số"

Mặc dù đã 76 tuổi, nhưng bà Sang Xiuzhu, Trung Quốc vẫn tự tin trang điểm, khoác lên người trang phục sườn xám truyền thống của người phụ nữ Trung Quốc. Bà Sang là một trong những người tiên phong trong số những người lớn tuổi có sức ảnh hưởng và đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội Trung Quốc với những video về sự trẻ trung, năng động trong những năm tháng hoàng kim của mình.

"Những người hâm mộ trẻ tuổi của chúng tôi nói rằng họ không sợ già đi sau khi nhìn thấy những người phụ nữ như chúng tôi sống một cuộc sống rất 'fashion' và hạnh phúc" - Sang Xiuzhu, 76 tuổi, thành viên của "Fashion Grandmas" chia sẻ

Hai năm trước, bà tham gia "Fashion Grandmas" trên Tik Tok, kênh chia sẻ video về các buổi livestream biến đường phố Bắc Kinh thành sàn catwalk có hơn 2,9 triệu người theo dõi. "Fashion Grandmas" là nét pha trộn của sự sang trọng và sự khôn ngoan về hôn nhân, tình yêu và cuộc sống từ một thế hệ ngày càng trở nên không thể tách rời đối với cả nền kinh tế và văn hóa số hóa của Trung Quốc.

Những “bà ngoại xì tin” tiến công mạng xã hội Trung Quốc - Ảnh 2.

Hậu trường Fashion Grandmas sau khi biểu diễn trong một chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ảnh: AFP

Người cao tuổi nên sống lạc quan và sống theo cách họ muốn. Tuổi tác chỉ là con số.

Sang Xiuxhu, 76 tuổi

Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng và Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức to lớn là làm thế nào để chu cấp cho hàng chục triệu người về hưu. Nhưng điều này cũng mở ra cơ hội cho những người có khả năng về tài chính và có thể khai thác các khả năng thương mại của công nghệ. Đó là một nền kinh tế trị giá hàng trăm tỷ đô la, mà người tham gia là những thế hệ người cao tuổi sử dụng mạng xã hội và điện thoại thông minh hướng đến các vấn đề như sức khỏe, giải trí và hàng tiêu dùng.

Nội dung video mang thông điệp nhân văn

Các video của "Fashion Gradmas" mang những thông điệp truyền cảm hứng, chẳng hạn như "vẻ đẹp không chỉ dành cho giới trẻ" hoặc "ngay cả người già cũng có thể sống một cuộc sống tuyệt vời!" cũng như những thông điệp khác đáng quan tâm như bạo lực gia đình.

Theo đó, trong một video của họ về bạo lực gia đình mô tả cảnh một người đàn ông giơ tay định đánh bạn gái của mình trong một cửa hàng. Sau đó, một người phụ nữ lớn tuổi tức giận nắm lấy cánh tay của người đàn ông và gọi nhân viên bảo vệ đưa hắn ta ra ngoài. Trong video, dòng chữ "Bạo lực gia đình là bất hợp pháp" được hiển thị trên màn hình, nhấn mạnh rằng đánh phụ nữ là điều đáng xấu hổ.

Những “bà ngoại xì tin” tiến công mạng xã hội Trung Quốc - Ảnh 4.

Những thành viên của "Fashion Grandmas" tập dượt cho một buổi biểu diễn trên truyền hình ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Ở một video khác cho thấy một phụ nữ mang thai bị chồng đe dọa, sau đó một người phụ nữ lớn tuổi thanh lịch đến giải vây khiến anh ta bị vệ sĩ kẹp vào ghế.

Người xem không chỉ là người cao tuổi

Zhao Haiguo, người sáng lập Lelingshiguang MCN, điều hành một kênh trên Tik Tok của một bà cụ 67 tuổi với hơn 2 triệu người theo dõi cho biết 84% người theo dõi kênh ở độ tuổi từ 25 đến 40 và chủ yếu là nữ.

“Tôi nghĩ thật đáng kinh ngạc khi họ lại xinh đẹp ở độ tuổi như vậy. Vẻ đẹp là thứ luôn tồn tại ở phụ nữ”, Lin Suying, một phụ nữ 25 tuổi đến từ Chiết Giang, người xem các video cho biết. Cô tiếp lời: “Tôi không nghĩ điều đó nên bị loại khỏi xu hướng chính. Tôi tò mò về việc những người phụ nữ cao tuổi có thể xinh đẹp như thế nào”.

Zhao cho biết: “Người dùng của các nền tảng video ngắn hiện nay chủ yếu là giới trẻ. Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên xem video ngắn sẽ tăng lên khi họ có nhiều thời gian hơn cho nội dung video”.

Kiếm tiền từ các video

Những “bà ngoại xì tin” tiến công mạng xã hội Trung Quốc - Ảnh 3.

Fashion Grandmas đang gây bão mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: AFP

Một thế hệ người Trung Quốc sinh ra trong những năm 1960 đang đạt độ tuổi nghỉ hưu là 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Những người này là nhóm đầu tiên được học đại học sau cuộc Cách mạng Văn hóa.

Bian Changyong, giám đốc điều hành của Beijing Dama Technology, công ty hỗ trợ điều hành mạng xã hội của những người cao tuổi có sức ảnh hưởng cho biết: "Họ giàu hơn và có trình độ học vấn cao. Điều đó cải thiện 'khả năng phân tích' và chất lượng của ngành công nghiệp internet lâu đời của Trung Quốc."

Nhóm "Fashion Grandmas" có 23 thành viên chính và hàng chục cộng tác viên phụ khác trên khắp đất nước, ở độ tuổi từ 50 đến 70. Họ kiếm tiền từ quảng cáo thông qua các video của mình và bán sản phẩm thông qua livestream. "Họ có thể bán 200 sản phẩm trong vòng một phút sau khi bắt đầu livestream", đại diện He Daling cho biết.

Những “bà ngoại xì tin” tiến công mạng xã hội Trung Quốc - Ảnh 6.

Những "bà ngoại xì tin" trong trang phục truyền thống sườn xám. Ảnh: Handout

Theo iiMedia Research, giá trị của nền kinh tế này của Trung Quốc ước tính đạt 5,7 nghìn tỷ NDT (gần 900 tỷ USD) trong năm nay. Bian cho biết đại dịch Covid-19 cũng đã thúc đẩy người cao tuổi dùng mạng xã hội, mua sắm và giải trí nhiều hơn.

Để tiếp cận nhóm người tiêu dùng lớn tuổi chưa được khai thác này, công ty của Bian cũng cung cấp các khóa học trực tuyến về hát, nhảy hoặc võ thuật cho người cao tuổi.

Bian cho biết: "Ngành công nghiệp số hóa của Trung Quốc đã kiếm được tiền từ mọi nhóm… nam giới, phụ nữ, thanh niên, phụ huynh, nhưng không phải người già. Đây có thể là cơ hội mới của ngành".

Những “bà ngoại xì tin” tiến công mạng xã hội Trung Quốc - Ảnh 4.

Fashion Grandmas chia sẻ các mẹo về phong cách và thông điệp xã hội. Ảnh: AFP

"Người trẻ cho rằng người già không biết gì, nhưng thực ra chúng tôi biết mọi thứ" - Lời chia sẻ của bà Granny Ruan Yaqing, 58 tuổi.

Granny Ruan Yaqing, 58 tuổi, có kênh video riêng và sử dụng điện thoại thông minh để tiếp cận hơn 6 triệu người hâm mộ khi tham quan lịch sử và văn hóa của Bắc Kinh. Bà đã tận dụng việc livestream video để tránh trở thành một bà già "cằn nhằn" và phải mắc kẹt ở nhà. Bà mang đến thông điệp về những phẩm chất của thời đại từ một thế hệ vàng và không muốn bị tụt lùi khỏi xã hội Trung Quốc hiện đại.

Nguồn: SCMP
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm