Debra đã nộp luôn đơn xin việc trực tuyến kể từ khoảng thời gian đó và bắt đầu đứng vào hàng ngũ ngày một đông những người thất nghiệp.
“Thật kinh khủng, khi đó tôi cũng đã hơi lớn tuổi, bỗng biết mình mất việc làm. Tiền nhà còn chưa trả xong, ngoài ra tôi còn nợ kha khá tiền thẻ đã tiêu trước. Cơ hội tìm kiếm việc làm không phải là không có nhưng tôi không còn trẻ để có thể cạnh tranh với rất nhiều thanh niên cũng đang đi kiếm việc khi đó”, Debra nhớ lại.
“Tôi viết không biết bao nhiêu đơn xin việc gửi các nhà tuyển dụng và thường bị từ chối bởi các chương trình máy tính tự lọc ra các ứng viên xin việc là những người lớn tuổi- những người sử dụng lao động xem như là quá đát hoặc những người đã thất nghiêp một thời gian dài”.
Chán nản, thất vọng vì mãi không tìm được việc làm. Cảm giác sống không có mục đích là một cảm giác vô cùng tệ hại nhưng lại là cảm giác thường trực của những người thất nghiệp. Debra đã cùng với nhiều người thất nghiệp khác lên án sự bất công của các nhà tuyển dụng. Ở một số thành phố, tiểu bang, Tổng thống Barack Obama đã phải tìm cách giúp đỡ người thất nghiệp dài hạn như Wolverton, những người bị bỏ qua cơ hội việc làm vì hồ sơ của họ không được “đẹp”. Thế nhưng không phải người lao động nào cũng có được hy vọng từ sự giúp đỡ này.
Có khoảng 3,2 triệu người đã bị mất việc làm trong đầu năm 2014. Những người sau 6 tháng mất việc mà không tìm lại được việc làm bị gọi là thất nghiệp dài hạn, họ chiếm khoảng 1/3 số những người thất nghiệp. Càng thất nghiệp lâu thì cơ hội tìm việc làm càng trở nên khó khăn hơn.
“Đó là một sự kỳ thị”, Ian Calderon, thuộc trung tâm bảo trợ pháp luật cho những người lao động ở California, cho biết. “Các nhà tuyển dụng luôn có suy nghĩ, một người lao động mất việc trong thời gian lâu như vậy nếu không có ai khác muốn tuyển họ, tại sao chúng tôi phải tuyển họ?”.
Trong suốt quãng thời gian đó, Debra luôn sống lo âu, thắc thỏm và cảm thấy thời gian trôi thật chậm chạp. “Tôi thấy thật dư thừa thời gian và bỗng nhiên lóe ra một ý định, tại sao không nghĩ ra một việc gì để không biến quãng thời gian đó thành vô nghĩa”.
Sau khi kiểm tra lại ngân sách, tính toán lại sổ tiết kiệm, sổ chi tiêu, thẻ tín dụng... cô đề ra phương án chi tiêu số tiền còn lại hợp lý bằng cách cắt giảm vài khoản chi không cần thiết đồng thời quyết định lập kế hoạch tìm công việc mới. Debra Wolverton định thử mở công ty nhỏ để tự mình có thể làm chủ được thời gian, với khả năng của bản thân cộng thêm sự giúp đỡ tài chính từ gia đình. Cô đã đăng ký theo học một lớp về môi giối bất động sản.
“Tôi không thể ngồi ở đây và tiếp tục chờ đợi trong vô vọng nữa. Tôi đã áp dụng tất cả mọi thứ mà họ đòi hỏi, song vẫn chỉ nhận được sự im lặng của các nhà tuyển dụng. Tôi quyết định tự mình đi vào con đường kinh doanh”. Trước khi nhận được giấy phép kinh doanh cũng như giấy phép môi giới bất động sản, Debra không từ chối bất kỳ công việc gì liên quan tới nghề mà cô sắp làm như sơn lại phòng, cắt cỏ, sửa cống... nhằm tìm hiểu kỹ cho công việc kinh doanh cũng như môi giới bất động sản.
“Tôi đã làm tất cả mọi thứ, tôi không nề hà việc gì dù là công việc trước đây tôi chưa từng làm. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp ích cho công việc sắp tới của tôi và tôi mong rằng mình sẽ thành công”, Debra kể lại.
Hiện người phụ nữ gần 50 tuổi này đang là chủ một công ty bất động sản tư nhân nhỏ và là một nhà môi giới khá mát tay, cô rất hài lòng với quyết định sáng suốt của mình.“Thật kinh khủng, khi đó tôi cũng đã hơi lớn tuổi, bỗng biết mình mất việc làm. Tiền nhà còn chưa trả xong, ngoài ra tôi còn nợ kha khá tiền thẻ đã tiêu trước. Cơ hội tìm kiếm việc làm không phải là không có nhưng tôi không còn trẻ để có thể cạnh tranh với rất nhiều thanh niên cũng đang đi kiếm việc khi đó”, Debra nhớ lại.
Debra Wolverton hiện đang là chủ một công ty bất động sản tư nhân nhỏ và là một nhà môi giới khá mát tay |
“Tôi viết không biết bao nhiêu đơn xin việc gửi các nhà tuyển dụng và thường bị từ chối bởi các chương trình máy tính tự lọc ra các ứng viên xin việc là những người lớn tuổi- những người sử dụng lao động xem như là quá đát hoặc những người đã thất nghiêp một thời gian dài”.
Chán nản, thất vọng vì mãi không tìm được việc làm. Cảm giác sống không có mục đích là một cảm giác vô cùng tệ hại nhưng lại là cảm giác thường trực của những người thất nghiệp. Debra đã cùng với nhiều người thất nghiệp khác lên án sự bất công của các nhà tuyển dụng. Ở một số thành phố, tiểu bang, Tổng thống Barack Obama đã phải tìm cách giúp đỡ người thất nghiệp dài hạn như Wolverton, những người bị bỏ qua cơ hội việc làm vì hồ sơ của họ không được “đẹp”. Thế nhưng không phải người lao động nào cũng có được hy vọng từ sự giúp đỡ này.
Có khoảng 3,2 triệu người đã bị mất việc làm trong đầu năm 2014. Những người sau 6 tháng mất việc mà không tìm lại được việc làm bị gọi là thất nghiệp dài hạn, họ chiếm khoảng 1/3 số những người thất nghiệp. Càng thất nghiệp lâu thì cơ hội tìm việc làm càng trở nên khó khăn hơn.
“Đó là một sự kỳ thị”, Ian Calderon, thuộc trung tâm bảo trợ pháp luật cho những người lao động ở California, cho biết. “Các nhà tuyển dụng luôn có suy nghĩ, một người lao động mất việc trong thời gian lâu như vậy nếu không có ai khác muốn tuyển họ, tại sao chúng tôi phải tuyển họ?”.
Trong suốt quãng thời gian đó, Debra luôn sống lo âu, thắc thỏm và cảm thấy thời gian trôi thật chậm chạp. “Tôi thấy thật dư thừa thời gian và bỗng nhiên lóe ra một ý định, tại sao không nghĩ ra một việc gì để không biến quãng thời gian đó thành vô nghĩa”.
Sau khi kiểm tra lại ngân sách, tính toán lại sổ tiết kiệm, sổ chi tiêu, thẻ tín dụng... cô đề ra phương án chi tiêu số tiền còn lại hợp lý bằng cách cắt giảm vài khoản chi không cần thiết đồng thời quyết định lập kế hoạch tìm công việc mới. Debra Wolverton định thử mở công ty nhỏ để tự mình có thể làm chủ được thời gian, với khả năng của bản thân cộng thêm sự giúp đỡ tài chính từ gia đình. Cô đã đăng ký theo học một lớp về môi giối bất động sản.
“Tôi không thể ngồi ở đây và tiếp tục chờ đợi trong vô vọng nữa. Tôi đã áp dụng tất cả mọi thứ mà họ đòi hỏi, song vẫn chỉ nhận được sự im lặng của các nhà tuyển dụng. Tôi quyết định tự mình đi vào con đường kinh doanh”. Trước khi nhận được giấy phép kinh doanh cũng như giấy phép môi giới bất động sản, Debra không từ chối bất kỳ công việc gì liên quan tới nghề mà cô sắp làm như sơn lại phòng, cắt cỏ, sửa cống... nhằm tìm hiểu kỹ cho công việc kinh doanh cũng như môi giới bất động sản.
“Tôi đã làm tất cả mọi thứ, tôi không nề hà việc gì dù là công việc trước đây tôi chưa từng làm. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp ích cho công việc sắp tới của tôi và tôi mong rằng mình sẽ thành công”, Debra kể lại.