Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội?

Hoàng Dương (Tổng hợp)
14/05/2020 - 06:00
Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội?
Trong quá khứ, người Hàn Quốc có chiều cao trung bình thuộc hàng thấp nhất châu Á. Nhưng kể từ năm 1990, đã có một sự thay đổi lớn cả về chiều cao và thể lực của người Hàn.

Ở giai đoạn thế kỷ 16-18, chiều cao trung bình của đàn ông thuộc tầng lớp trung lưu ở Hàn chỉ rơi vào khoảng 1,66m. Giữa thế kỷ 20, chiều cao của người dân Hàn vẫn không có cải thiện đáng kể.

Theo báo cáo của Korea Times, khi so sánh thanh thiếu niên Hàn Quốc với Nhật Bản vào những năm 1960 còn thấp hơn nhưng từ 1990 trở đi, xu hướng đã thay đổi. Năm 2016, Tổ chức Sức khỏe Risk Factor Collaboration (RISC) tiến hành khảo sát về sự cải thiện chiều cao của thanh niên tại các quốc gia trong vòng một thế kỷ, từ năm 1914-2014.

Kết quả cho thấy khu vực Đông Á có sự tăng trưởng chiều cao vượt trội. Thanh niên ở độ tuổi trưởng thành tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều cao hơn so với thế hệ cùng tuổi ở thời điểm một thế kỷ trước. Trong đó, thanh thiếu niên ở Hàn Quốc có vóc dáng cao nhất Đông Á.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 1.

Chiều cao của người Hàn đã có sự thay đổi vượt trội kể từ năm 1990.

Theo báo cáo của cơ quan thống kê Hàn Quốc vào tháng 1/2019, chiều cao trung bình của người Hàn là 1,70m với nam và 1,57m với nữ giới. Tùy theo nhóm tuổi, con số này có thể thay đổi. Với những người trong độ tuổi 20-30, chiều cao trung bình ở nam giới là 1,73m và nữ giới là 1,61m.

Tại World Cup 2018, đội tuyển Hàn Quốc đạt mức chiều cao trung bình 1,82m. Ngôi sao Son Heung-min khi ấy cao 1,83m, còn các cầu thủ thấp nhất cũng cao không dưới 1,7m. Thậm chí một số cầu thủ tới từ xứ sở kim chi còn cao hơn so với các cầu thủ ở Anh, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 2.

Cầu thủ bóng đá Son Heung-min (bên phải) với chiều cao là 1m83.

Vậy lý do nào khiến Hàn Quốc từ một đất nước có chiều cao khiêm tốn nay lại vươn lên dẫn đầu không chỉ về tầm vóc mà cả thể lực.

1. Chú trọng vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng

Những năm 1970, chính phủ Hàn Quốc khởi xướng chương trình phát triển nông thôn mới (Saemaul Undong) với mục tiêu là thúc đẩy chất lượng cuộc sống ở các miền quê. Trọng tâm của chương trình là nâng cao y tế, ý thức chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng. Từ đó, chiều cao và thể chất giữa người dân ở nông thôn và thành thị ở Hàn Quốc phát triển đồng đều và không mấy khác biệt.

2. Chăm uống sữa từ nhỏ

Hàn Quốc đã đẩy mạnh chương trình sữa học đường tại mọi trường học trên cả nước, hầu hết trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày. Năm 1971, dịch vụ giao sữa và sữa chua uống tận nhà do các Ajumma (phụ nữ trung niên) chuyên chở với giá thành rẻ cũng được xúc tiến.

Tất cả những việc này đều nhắm tới mục tiêu giúp trẻ em tăng lượng hấp thụ canxi, yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của khung xương.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 3.

Giáo sư No Bong Soo (Khoa thực phẩm của trường đại học Seoul)

Đài khoa học YTN Hàn Quốc đã từng có buổi phỏng vấn với giáo sư No Bong Soo (Khoa thực phẩm của trường đại học Seoul) về tác dụng của sữa đối với việc phát triển chiều cao. Giáo sư No Bong Soo cho biết muốn xương phát triển tốt thì cơ thể cần cung cấp đầy đủ canxi và protein. Trong khi đó, sữa là thực phẩm hội tụ đủ 2 thành phần quan trọng này. Do đó, việc uống sữa mỗi ngày sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển chiều cao của cơ thể.

Bên cạnh đó, sữa giúp xương và răng khỏe mạnh, tránh bị loãng xương. Hấp thụ canxi từ sữa cũng giúp cho hệ cơ và hệ thống tuần hoàn luôn khỏe mạnh.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 4.

3. Ăn nhiều rau củ quả

Hiroshi Mori, giáo sư danh dự tại Đại học Sensu của Nhật Bản cũng đã tìm hiểu về vấn đề tại sao Hàn Quốc lại vươn lên về mặt chiều cao so với Nhật. Giáo sư Mori cho biết một mô hình trong tiêu thụ thực phẩm được thấy ở hai nước Đông Á có thể giải thích điều này. Ông cho biết tiêu thụ trái cây và rau quả ở Nhật Bản đã giảm trong khi nó đã tăng lên gấp bội ở Hàn Quốc.

Tiêu thụ rau quả bình quân đầu người của Nhật Bản vẫn ở mức 120kg mỗi năm, một con số tĩnh kể từ Thế chiến II, trong khi đó tại Hàn Quốc đã tăng đáng kể (năm 2000, mức tiêu thụ rau trung bình năm 2000 là 235,7 kg, so với 82,3 kg vào năm 1965).

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 5.

Giáo sư Mori cho biết đây có thể không phải là yếu tố quyết định chính đối với chiều cao của trẻ em nhưng nghi ngờ rằng việc tiêu thụ ít trái cây và rau quả có thể đã gây ra tác động tiêu cực đến việc tích lũy khoáng chất xương của thanh niên Nhật Bản.

Hơn nữa, việc ăn rau củ quả nhiều sẽ có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Rau cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe như kali, chất xơ, folate (axit folic), vitamin A và vitamin C. Những dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ thể của bạn hoạt động tốt.

4. Chia đồ ăn vào từng đĩa nhỏ

Phong cách chia nhiều loại đồ ăn vào từng đĩa nhỏ cũng nhằm mục đích giúp khẩu phẩn dinh dưỡng được cân đối và đa dạng, phong phú. Người Hàn khi ăn không để thức ăn vào các đĩa lớn mà chia ra các đĩa nhỏ gọi là panchan, với số lượng phổ biến là 7 món.

Nhờ đó, trẻ em Hàn Quốc tạo được thói quen ăn uống đầy đủ các chất, không bị rơi vào tình trạng mất cân bằng trong quá trình trưởng thành. Hơn nữa, các món ăn này thường khá ít dầu mỡ, giàu dinh dưỡng từ thực vật, rất tốt cho sức khỏe.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 6.

5. Tập thể dục, thể thao

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Hàn Quốc được khuyến khích tích cực tham gia các hoạt động thể thao. Các môn thể thao phổ biến như taekwondo, bơi lội, bóng rổ,... được ưa chuộng hơn cả nhằm tăng cường thể lực, kéo dài cơ. Các bậc phụ huynh cũng khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường hấp thụ vitamin D. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các bài tập đều tốt cho sự tăng trưởng, theo giáo sư Cha Sung-ho tại Trung tâm y tế Đại học Kyunghee. Trong khi bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, tennis, cầu lông, chạy bộ và nhảy giúp họ phát triển bằng cách tăng mật độ xương, các bài tập như cử tạ, thể dục dụng cụ, đấu vật và chạy marathon áp lực sụn và khiến bạn đốt cháy năng lượng quá mức.

Vì vậy tùy theo mục đích nên lựa chọn bài tập phù hợp.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 7.

Ngoài áp dụng chế độ tập luyện và dinh dưỡng, nhiều bậc phụ huynh còn sẵn sàng bỏ tiền mua mũi tiêm hormone giúp tăng chiều cao. Thời điểm cách đây một thập kỉ, các chương trình tiêm hormone tăng trưởng trong vòng 6 tháng đã có giá lên đến 2.500 USD. Nếu điều trị thêm phương pháp hỗ trợ bằng thảo dược, số tiền mà các phụ huynh ở Hàn Quốc phải bỏ ra lên tới 21.000 USD.

Bên cạnh đó, hàng trăm phòng khám phát triển chiều cao (growth clinic) cũng mọc lên như nấm. Tại đây, những đứa trẻ có thể được luyện tập thể chất 2 tiếng. Hoặc có những phòng khám khác lại kết hợp cả đông tây y. Trẻ em trải qua các bước chụp X-quang, xét nghiệm máu và phân tích mẫu tóc để bác sĩ dự đoán chính xác chiều cao và giúp cải thiện vóc dáng.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 8.

Từng có chiều cao thuộc nhóm thấp nhất châu Á, người Hàn làm gì để tăng chiều cao vượt trội? - Ảnh 9.

Các phòng khám giúp tăng chiều cao xuất hiện rất nhiều ở Hàn Quốc.

Trong khi các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến tầm vóc, cũng có những yếu tố có được như dinh dưỡng tốt và ổn định cảm xúc. Sau đây là những lời khuyên của giáo sư Cha Sung-ho để thúc đẩy trẻ em phát triển lối sống lành mạnh.

- Có được một giấc ngủ ngon.

- Có chế độ ăn uống đều đặn và cân bằng.

- Tránh thực phẩm chế biến hoặc ăn liền cũng như nước ngọt.

- Thực phẩm có vị mặn, cay hoặc chứa caffeine không tốt.

- Đừng ăn quá nhiều đường và chất béo và tập thể dục thường xuyên.

- Tránh quá căng thẳng.

- Đừng tham gia vào các chương trình ăn kiêng quá mức trước tuổi thiếu niên.

- Nếu bạn mắc một bệnh mãn tính, tốt hơn là điều trị nhanh chóng để phát triển với tốc độ bình thường.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm