Ung Thư Amidan: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Nguy Cơ, Chẩn Đoán và Phương Pháp Điều Trị

Phạm Trang
25/07/2019 - 10:10
Ung thư amidan tuy khá hiếm gặp, nhưng nó vô cùng nguy hiểm. Bệnh ung thư amidan ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư amidan là rất cao.


1. Ung thư Amidan là gì?

Amidan là bộ phận có 2 tổ chức hình bầu dục, nằm trong họng giữa đường ăn và đường thở. Amidan thuộc hệ thống miễn dịch, giúp mũi họng chống đỡ với các vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh ung thư amidan là bệnh có tế bào ung thư bắt nguồn từ trong amidan. Chúng chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào gai phát sinh từ các mô niêm mạc miệng. Ung thư Amindan cũng có thể là một loại ung thư hệ thống miễn dịch, khi xuất hiện u lympho amidan.

Ung thư amidan thường gặp nhất là ung thư khẩu cái, nằm ở hai bên cổ họng. Ngoài ra còn có amidan họng nằm ở phía sau khoang lưỡi, còn gọi là sùi vòm họng. Amidan lưỡi nằm ở phía sau lưỡi.

ung thư amidan

Ung thư amidan thường gặp nhất là ung thư khẩu cái, nằm ở hai bên cổ họng. (Nguồn ảnh: Internet)

Ung thư amidan có chữa được không? Ung thư amidan là bệnh không lây, không truyền nhiễm từ người này qua người khác. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách ở giai đoạn sớm thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa được. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và giúp người bệnh duy trì sự sống.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư amidan

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư amidan:

- Ung thư amidan có thể do vệ sinh răng miệng kém, lâu ngày ảnh hưởng đến vòm họng.

- Hút thuốc và uống rượu quá nhiều trong thời gian dài.

- Thiếu vitamin A trầm trọng.

- Tiếp xúc và hít phải bụi Amiăng. Amiăng là silicát kép của Canxi, Magie và SiOcó trong tự nhiên, thường gặp trong ngành công nghiệp xây dựng. Amiăng được thế giới đánh giá là nguyên nhân gây ung thư nghề nghiệp rất nghiêm trọng.

- Những người bị nhiễm virus HPV cũng có nguy cơ bị ung thư amidan cao hơn những người không có virus này.

- Ung thư amidan có thể là ung thư thứ phát của các bệnh như ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư bàng quang,...

ung thư amidan

Uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều cũng là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư amidan (Nguồn ảnh: Internet)

  • Tham khảo thêm

    Cách nhận biết các dấu hiệu ung thư amidan theo từng giai đoạn

3. Triệu chứng ung thư amidan

- Xuất hiện các vết loét ở vùng cổ họng hoặc sau miệng lâu không lành.

- Amidan bị sưng, kích thước của 2 bên amidan không bằng nhau.

- Họng và miệng đau dai dẳng. Đôi khi là đau tai.

- Gặp khó khăn đi nuốt thức ăn hoặc nước uống.

- Đau và xót khi ăn thực phẩm có vị chua.

- Đau cổ, đôi khi sờ thấy bướu ở cổ.

- Nước bọt thường xuyên có dính máu.

- Cảm giác khó thở.

4. Những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư amidan

- Bệnh ung thư amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

- Những người có lối sống kém lành mạnh: vệ sinh kém, uống rượu, hút thuốc lá.

- Những người bị nhiễm virus HIV hoặc HPV.

- Những người đã trải qua cấy ghép nội tạng.

- Những người làm trong ngành xây dựng, chế tạo máy móc,... thường tiếp xúc với bụi Amiăng.

5. Các giai đoạn của bệnh ung thư amidan

Bệnh ung thư amidan được chia làm 4 giai đoạn: ung thư amidan giai đoạn đầu, ung thư amidan giai đoạn 2, ung thư amidan giai đoạn 3 và ung thư amidan giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng cũng như cách điều trị khác nhau. Bài này sẽ chủ yếu giới thiệu cho bạn về ung thư amidan giai đoạn đầu và ung thư amidan giai đoạn cuối.

Ung thư amidan giai đoạn đầu

Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư amidan giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao. Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư amidan giai đoạn đầu mà bạn cần lưu ý:

Đau: người bệnh sẽ cảm thấy đau khi ăn và ngay cả khi nuốt nước bọt. Cảm giác đau sẽ tăng theo thời gian và có thể lan ra mang tai và đỉnh đầu.

Khó nuốt: Đây là một trong những triệu chứng ung thư amidan điển hình. Khi amidan bị sưng tấy sẽ dẫn đến tình trạng khó nuốt và đau khi thức ăn chạm vào amidan. Người bệnh luôn cảm thấy vướng víu trong cổ họng bởi các cục u đã xuất hiện. Ở giai đoạn đầu, tuy các cục u còn nhỏ nhưng chúng cũng gây nên rất nhiều khó chịu cho người bệnh.

Chảy máu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần ho hoặc khạc nhẹ cũng có thể ra máu. Tần suất ho ra máu sẽ xảy ra ngày càng thường xuyên hơn.

Khó phát âm: Khi những cơn đau xuất hiện người bệnh sẽ cảm thấy khó phát âm và sẽ bị nhầm lẫn là triệu chứng của viêm họng. Do đó, khi phát hiện ra dấu hiệu này, người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế để khám ngay.

triệu chứng ung thư amidan

Ho hoặc khạc ra máu là một triệu chứng ung thư amidan điển hình. (Nguồn ảnh: Internet)

Ung thư amidan giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan như lưỡi, hầu, vòm họng, phổi,... Lúc này các triệu chứng bệnh rất rõ rệt và các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng giảm bớt cơn đau và duy trì sự sống.

Do đó, khi phát hiện ra bất cứ triệu chứng nào, người bệnh cần phải đi khám ngay để có cơ hội sống lâu hơn.

6. Chẩn đoán bệnh ung thư amidan

Khi có nghi ngờ mắc bệnh ung thư amidan, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện làm một vài xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

- Sử dụng kim nhỏ để chọc hút lấy một lượng mô nhỏ khỏi amidan. Kiểm tra những mô này dưới kính hiển vi để phát hiện điều bất thường của tế bào.

-  Xét nghiệm máu

- Chụp X-quang

- Chụp cộng hưởng từ

- Chụp cắt lớp phát xạ positron.

Sau các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ bệnh ung thư amidan đang ở giai đoạn nào:

- Giai đoạn 1: Khối u ung thư vẫn còn nhỏ, kích thước dưới 2cm. U ung thư chưa di căn đến các bộ phận và hạch bạch huyết xung quanh.

- Giai đoạn 2: Kích thước khối u lớn hơn, từ 2 - 4cm. Nhưng các khối u cũng chưa di căn đến các bộ phận và hạch bạch huyết xung quanh.

- Giai đoạn 3: Kích thước khối u trên 4cm và u đã di căn đến một hạch cổ cùng bên với khối u. Hoặc kích thước khối u nhỏ hơn 3cm nhưng u đã di căn đến các hạch bạch huyết.

- Giai đoạn 4: Đã có nhiều khối u với các kích thước khác nhau. Các u ung thư đã di căn đến các bộ phận và hạch bạch huyết xung quanh.

chấn đoán ung thư amidan

Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán giai đoạn bệnh. (Nguồn ảnh: Internet)

7. Phương pháp điều trị bệnh ung thư Amidan

- Phẫu thuật:

Hầu hết bệnh nhân ung thư amidan sẽ được phẫu thuật cắt bỏ các vùng có tế bào ung thư. Nếu ở giai đoạn sớm, các tế bào ung thư được cắt bỏ hết thì bệnh nhân không cần điều trị thêm. Nếu vẫn còn tế bào ung thư sót lại thì bác sĩ có thể chỉ định thêm xạ trị.

dieu-tri-ung-thu-amidan

Hầu hết các bệnh nhân ung thư amidan sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ các vùng có tế bào ung thư. (nguồn ảnh: Internet)

- Xạ trị:

Tia xạ được sử dụng để điều trị ung thư amidan sẽ do bác sĩ chỉ định, và dựa vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

- Hóa trị:

Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư amidan giai đoạn muộn. Thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể để thu nhỏ và tiêu diệt các khối u.

- Đốt nhiệt:

Hiện nay, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tăng cao nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư Amidan.

  • Tham khảo thêm

    Tổng hợp các phương pháp điều trị ung thư amidan

8. Những thói quen nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư amidan?

Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng bệnh nếu áp dụng các thói quen sau:

- Ăn nhiều rau củ và trái cây

- Không uống rượu

- Tránh ăn trầu

- Bỏ thuốc lá: bao gồm cả thuốc điếu và thuốc lá điện tử

  • Tham khảo thêm

    Những thói quen tốt nên duy trì để phòng tránh ung thư amidan

9. Phòng ngừa ung thư amidan

Các biện pháp phòng ngừa ung thư amidan bao gồm:

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

- Hạn chế rượu, bia và các đồ uống có chứa chất kích thích

- Không hút thuốc và tránh tiếp xúc hít phải khói thuốc

- Tránh tiếp xúc với các tia bức xạ và các hóa chất độc hại

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin và chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau, củ quả. Hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng và hạn chế ăn nhiều muối

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời

- Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn: Thông tin sức khỏe
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm